Theo phong tục truyền thống của người Pà Thẻn, việc nhảy lửa nhằm truyền dạy cho con cháu đời sau cách để xua đi nỗi sợ hãi, yếu đuối, kết hợp với các bài cúng, bài chú xin sức mạnh từ thần linh.
Một người dân tộc Cơ Tu chỉ lên mỏm đồi cao - nơi đặt chốt tăng gia của Đồn Biên phòng A Xan, BĐBP Quảng Nam và nói rằng, khói bếp nơi này bao giờ cũng bốc lên sớm nhất ở thung lũng được bao bọc bởi 3 ngọn núi Chuôn, Quýt và Ra Lát.
Nhiều năm qua, với tình thương, trách nhiệm, luôn coi đồng bào các dân tộc như anh em ruột thịt, cán bộ, chiến sĩ BĐBP Sơn La đã không quản nắng mưa, hằng ngày mang con chữ đến với nhân dân ở khu vực biên giới. Việc làm ý nghĩa đó đã làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm và góp phần nâng cao dân trí cho đồng bào vùng biên.
Thực hiện Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2023, ngày 19/9, tại bản Pa Búa (xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa), Đồn Biên phòng Trung Lý (BĐBP Thanh Hóa) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Lát, Hội Phụ nữ xã Trung Lý, Trung tâm giáo dục cộng đồng xã Trung Lý tổ chức khai giảng lớp học xóa mù chữ, xóa tái mù cho 30 học viên là hội viên phụ nữ và nhân dân bản Pa Búa.
Tận tâm, giỏi nghề, mến trẻ, trách nhiệm và gương mẫu là những ấn tượng của phụ huynh học sinh và bạn bè đồng nghiệp nói về cô giáo Vi Thị Hương, sinh năm 1993, Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Mỹ Lý 2, xã Mỹ Lý, huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.
Ngày 18/9, Đoàn công tác của Cục Nhà trường, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam do Thiếu tướng Mai Văn Hồng, Phó Cục trưởng Cục Nhà trường làm trưởng đoàn đã kiểm tra kết quả đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ và khả năng sử dụng tiếng nước láng giềng của cán bộ, nhân viên Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Na Mèo, BĐBP tỉnh Thanh Hóa.
Những tập đầu của bộ phim “Cuộc chiến không giới tuyến” bắt đầu khởi chiếu trên sóng VTV khung “giờ vàng” đã thu hút sự quan tâm của công chúng, bởi cốt truyện sinh động, hấp dẫn về người lính Biên phòng, với sự tham gia diễn xuất của dàn diễn viên nổi tiếng. Trong bộ phim này cũng chứng kiến sự “lột xác” của các diễn viên khi thủ những dạng vai mà trước đây họ chưa từng đóng.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021-2025, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 4 (KT-QP4), Quân Khu 4 đã triển khai hiệu quả nhiều mô hình hỗ trợ nhân dân trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An phát triển kinh tế - xã hội gắn với giữ vững an ninh - quốc phòng.
Mèo Vạc là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Hà Giang. Huyện có 18 xã, thị trấn và 199 thôn tổ dân phố với tổng trên 92.000 người, với 17 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, dân tộc Mông chiếm trên 78%. Đói nghèo thường đi liền với lạc hậu và tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (HNCHT). Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền phòng chống tảo hôn tới các mô hình dòng họ xóa bỏ hủ tục, tảo hôn, HNCHT nên từng bước đã làm cho nhận thức của người dân, được chuyển biến theo hướng tích cực.
Nói đến Lai Châu là nói đến bản sắc của 20 dân tộc, trong đó có những tộc người chỉ Lai Châu mới có như: La Hủ, Lự... Vì vậy, cùng với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa ngay tại cộng đồng, bảo tồn gắn với quảng bá, phát triển du lịch... thì bảo tồn thông qua các tác phẩm nghệ thuật là cách làm hiệu quả góp phần quảng bá hình ảnh văn hóa, con người Lai Châu trong hội nhập phát triển.
Tiếng khèn Mông réo rắt gọi bạn, kết nối những tâm hồn con người xích lại gần nhau hơn, tiếng khèn Mông xóa mờ đỉnh núi mờ sương, làm thức dậy cả một miền văn hóa dân tộc tưởng đã bị khuất lấp theo thời gian... Ấy là tiếng khèn Mông diệu kỳ được cất lên bởi một lão nghệ nhân có tài thổi khèn hay, múa khèn giỏi, cũng là một người thợ chế tác khèn Mông tài hoa ở bản Sáng Nhù, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái - ông Thào Cáng Súa. Cây khèn Mông đã cùng ông lớn lên theo năm tháng, bồi đắp trong ông niềm đam mê, tâm huyết cả một đời gìn giữ giá trị văn hóa đặc sắc của người Mông.
Hẹn hò đã lâu, vào một ngày cuối tháng 7/2023, tôi và nhóm bạn mới có dịp “mục sở thị” mảnh đất trong câu ca nổi tiếng “Anh yêu em Diêm Điền, hàng phi lao gió hát” và chiêm ngưỡng biển Vô cực. Đây là địa danh độc nhất trên suốt chiều dài 3.200km bờ biển ở nước ta với vẻ đẹp tự nhiên, lãng mạn, huyền ảo và đầy kỳ bí, khiến ai đặt chân đến nơi đây cũng không khỏi ngạc nhiên ngay lần đầu trông thấy.
Với tình cảm chan chứa, dạt dào dành cho quê hương, nhạc sĩ Phạm Việt Tuân đã sáng tác ca khúc “Tây Bắc yêu thương” như “vẽ” lại bức tranh Tây Bắc sinh động, hấp dẫn. Qua tiếng hát trong trẻo, da diết của Quán quân Sao Mai 2015 Nguyễn Thu Hằng và Quán quân Sao Mai 2017 Sèn Hoàng Mỹ Lam, ca khúc đã đến được với công chúng và nằm trong chuỗi dự án âm nhạc quảng bá văn hóa, du lịch Tây Bắc.
Để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn, Lai Châu đã có nhiều giải pháp được triển khai đồng bộ, hiệu quả như: bảo tồn văn hóa vật thể, phi vật thể; bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch... Và một trong những giải pháp chiến lược, thiết thực, hiệu quả thời gian qua, đó chính là “Bảo tồn văn hóa từ những mầm xanh”.
12 năm gắn bó với Đoàn Văn công Hải quân, Thiếu tá, ca sĩ Thanh Trúc đã đi đến nhiều vùng biển, đảo trên dọc dài đất nước, đặc biệt, anh đã có hơn 10 lần đến với quần đảo Trường Sa. Với anh, mỗi chuyến đi biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân vùng biển, đảo luôn là niềm hạnh phúc vô bờ và tự trong trái tim mình, anh luôn hát với tình cảm dạt dào nhất.