Chủ tịch nước nêu rõ Kỷ niệm 65 năm Bác Hồ về thăm Lào Cai là sự kiện quan trọng, tiếp thêm sức mạnh cho Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Lào Cai phấn đấu hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
“Ông Cao Xuân Xiêm, sinh năm 1961, người dân tộc Chứt, hiện đang nuôi đàn bò 80 con, là người mở đường làm kinh tế hộ gia đình ở vùng biên giới xã Dân Hóa. Ông có người con trai họcbác sĩ, bây giờ đang làm Trưởng trạm y tế xã. Tấm gương của gia đình ông Xiêm đã truyền cảm hứng cho nhiều gia đình khác ở trong vùng làmtheo”.
Đó là thông tin được đồng chí Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam chia sẻ tại buổi gặp mặt báo chí cung cấp thông tin về Đại hội Thanh niên tiên tiến làmtheo lời Bác lần thứ VII năm 2023.
Lên biên giới Lạng Sơn, tiết trời thu tháng 9 đỏng đảnh thoắt nắng mưa như hờn dỗi. Trong tôi cứ văng vẳng 4 câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên: “Ai đi biên giới cho lòng ta theo với/ Thăm ngàn lau chỉ trắng có một mình/ Bạt ngàn lau trắng ở tận cùng bờ cõi/ Suốt một đời cùng với gió giao tranh”. Quả thực, biên giới Lạng Sơn những ngày này bạt ngàn màu trắng xám của cỏ lau nở bung trong gió, như ngàn năm qua đã chứng kiến những thăng trầm của miền chiến địa phương Bắc.
Những ai đã từng một lần đặt chân đến hòn đảo tiền tiêu phía Đông Bắc Tổ quốc - đảo Cô Tô ngàn trùng sóng vỗ, chắc hẳn không khỏi bồi hồi xúc động khi đến thăm cột cờ chủ quyền Tổ quốc hiên ngang, sừng sững giữa biển trời Đông Bắc. Cột cờ ấy không chỉ khẳng định chủ quyền lãnh thổ, khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc, mà còn bồi đắp cho mỗi người tình yêu quê hương đất nước, tình yêu biển, đảo ở một nơi vô cùng đặc biệt - đảo Cô Tô - nơi cách đây 62 năm Bác Hồ đã về thăm.
Xác định nhiệm vụ xây dựng nền nếp chính quy, giáo dục chấp hành kỷ luật, pháp luật, đảm bảo an toàn mọi mặt là một trong những nội dung quan trọng, các đơn vị thuộc BĐBP Điện Biên đã bám sát tình hình thực tế, lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị tổ chức thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết, quy định của cấp trên về xây dựng chính quy, quản lý kỷ luật. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, giáo dục, rèn luyện nâng cao ý thức tự giác chấp hành kỷ luật, pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ (CBCS). Qua đó, đã tạo được bước chuyển quan trọng trong xây dựng nền nếp chính quy và chấp hành điều lệnh, kỷ luật, pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ở xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, nhắc đến ông Hoàng Văn Nguyên, người cao tuổi có uy tín, hội viên Hội Cựu chiến binh (CCB), người dân trong xã ai cũng đều tin yêu, kính trọng, bởi suốt chặng đường dài người CCB ấy gắn bó với Cốc Mỳ - nơi được coi là quê hương thứ hai của ông. Ông Nguyên không chỉ đi đầu trong phát triển kinh tế hiệu quả, mà còn mẫu mực, quan tâm, chăm lo giáo dục thế hệ trẻ, góp sức xây dựng tổ chức Hội. Không những thế, ông còn có nhiều đóng góp quan trọng trong việc củng cố tổ chức cơ sở Đảng ở địa phương trong sạch vững mạnh, xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân.
Mỗi cán bộ, đảng viên, chiến sĩ trong Quân đội đều hoạt động trong một cơ quan, đơn vị và chịu sự quản lý, giám sát của tổ chức. Trong môi trường tập thể như vậy, cán bộ, chỉ huy, người đứng đầu phải có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ huy và điều hành đơn vị theo nhiệm vụ, chức trách được phân công. Vì vậy, yêu cầu đặt ra với cán bộ, người đứng đầu là phải có tinh thần dám hành động vì lợi ích chung, đặt lợi ích của tập thể lên cao nhất, lấy đó làm hệ quy chiếu định hướng nhận thức, tư tưởng và hành động. Vậy, cần phải làm gì để cán bộ dám hành động vì lợi ích chung.
“Thanh niên là chủ nước nhà/ Phải cho huấn luyện mới là thanh niên”, các cháu ạ, ngày xưa thượng cấp (cách gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi người vừa về nước năm 1941) đã dạy ông như thế đấy” - ở tuổi 107, dù trí nhớ đã suy giảm nhiều, nhưng bài thơ Bác Hồ tặng những thanh niên ưu tú được cách mạng lựa chọn đi học tại Trường Võ bị Hoàng Phố (Trung Quốc) thì Đại tá Hoàng Long Xuyên, nguyên Giám đốc Công an Khu tự trị Việt Bắc kiêm Chỉ huy trưởng Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP) Khu tự trị Việt Bắc, nguyên Trưởng phòng Điều tra hình sự BĐBP vẫn nhớ như in trong tâm khảm.
Phiên họp được tiến hành giản đơn, không có nghi thức, song tính chất hết sức quan trọng, để giải quyết những nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ trong thời kỳ mới.
Bằng tài hoa, tâm huyết và tình yêu đối với những người lính luôn xông pha nơi hiểm yếu để bảo vệ Tổ quốc và nhân dân, ở tuổi 93, Đại tá, nhà văn Lương Sĩ Cầm dành tặng văn đàn Việt Nam một bất ngờ. Đó là ông đã hoàn thành cuốn truyện ký dày 300 trang mới có nhan đề "Chuyện kể ở giới tuyến", xuất sắc giành giải B giải thưởng văn học "Vì bình yên cuộc sống" của Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức.
Tối ngày 19/8, tại Quảng trường Hai Bà Trưng, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh An Giang long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888-20/8/2023).
Là người lính “Bộ đội Cụ Hồ”, Đại úy Võ Huy Thắng, Trợ lý công tác quần chúng, Phòng Chính trị, BĐBP Quảng Bình luôn phấn đấu, họctậpvàlàmtheo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Học ở Bác lòng nhân ái, yêu thương con người, Đại úy Võ Huy Thắng dành nhiều tâm huyết, tham mưu, đẩy mạnh các hoạt động nhân ái hướng về đồng bào nghèo nơi biên cương của Tổ quốc. Nhờ những nỗ lực của anh và đồng đội, đời sống đồng bào đã dần trở nên tốt đẹp, đủ đầy hơn.
“Tuổi trẻ phải dấn thân, dám đương đầu với mọi khó khăn, thử thách, tích cực, tận tụy, trách nhiệm và tâm huyết với công việc, nói đi đôi với làm”, là tâm niệm sống vàlàm việc của Trung úy Trịnh Văn Cao Nguyên, Đội trưởng Đội Phòng, chống ma túy và tội phạm, Đồn Biên phòng Ia Mơ, BĐBP Gia Lai. Với anh, sức trẻ là để cống hiến. Chính vì vậy, trên cương vị công tác nào, anh cũng làm hết mình, dành trọn vẹn thời gian, tâm trí, sức lực cho nhiệm vụ. Năm 2022, anh vinh dự được bình chọn là “Gương mặt trẻ triển vọng” của BĐBP.