Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer diễn ra từ ngày 13 đến 16-4 hàng năm. Vào những ngày này, chùa chiền, phum sóc rộn ràng trong lễ hội với nhiều nghi thức tín ngưỡng và trò chơi dân gian. Nhưng năm nay, trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, để đảm bảo giãn cách xã hội, các chùa Khmer trên khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng không tổ chức phần hội như mọi năm, đa số bà con phật tử thực hiện các nghi lễ tại nhà thay vì ở chùa như trước.
Lần đầu tiên được tổ chức, Chương trình “Điểm tựa của bản làng” để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng những người tham dự và tạo sự lan tỏa sâu rộng trong xã hội. Chương trình đã biểu dương những đóng góp hết sức quan trọng của người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) ở khu vực biên giới. Hơn tất cả, chương trình tạo cơ hội để những người có uy tín trong toàn quốc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội chia sẻ kinh nghiệm, qua đó nhân rộng, lan tỏa những cách làm hay, gương người tốt, động viên, khích lệ người có uy tín tiếp tục cống hiến nhiều hơn cho sự phát triển của mỗi cộng đồng dân tộc và đất nước.
Tối 21-12, tại Hà Nội, Tạp chí Cộng sản phối hợp với Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức Chương trình “Điểm tựa của bản làng” nhằm tôn vinh 163 đại biểu, người có uy tín tiêu biểu toàn quốc trong bảo vệ đường biên, mốc giới, tham gia giữ gìn an ninh trật tự, phòng, chống các tệ nạn xã hội, các loại tội phạm trên biên giới, phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc... Phóng viên Báo Biên phòng đã gặp gỡ và ghi lại những ý kiến tâm huyết của một số gương mặt tiêu biểu tham dự Chương trình này.
Chúng tôi tới thăm chùa Prey Chóp (xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) đúng lúc Sơn Đi Nết trở lại chùa thăm HòathượngThạchHuôn. Được gặp lại cảnh cũ, người quen xưa, Nết rất xúc động. Em nói, gần 15 năm trước, lúc mới 7 tuổi, em đã được HòathượngThạchHuôn cưu mang, dạy dỗ, cho vào chùa Prey Chóp để học văn hóa. Do sáng dạ, tiếp thu nhanh nên Nết được một nghệ nhân điêu khắc nhận làm học trò.