Thủ tướng nhấn mạnh: "Đề nghị Gia Lai tự tin hơn nữa; tự lực, tự cường hơn nữa; phát huy nội lực; chọn công việc để làm, làm việc nào dứt điểm việc đó; đưa Gia Lai phát triển nhanh và bền vững."
Trên cánh đồng xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, những ngày này như nhộn nhịp hơn bởi có sự góp mặt của đoàn viên, thanh niên của Chi đoàn Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt, BĐBP Thừa Thiên Huế đang giúp sức cùng với nhân dân thu hoạch những hạt lúa trĩu vàng trong Chương trình “Ngày về thôn bản”.
Sau một thời gian dài nếm đủ “mùi” của thất bại, giờ đây, chàng trai dân tộc Tày Lưu Lập Đức đã vững tin bước đi trên con đường mà anh đã chọn - con đường đồng hành với người nông dân tiếp cận nền “nông nghiệp thông minh”.
Sáng 21-5, Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức Lễ tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2022. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu chỉ đạo.
Là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, Sóc Trăng luôn quan tâm đến vấn đề phát triển sinh kế cho người dân. Nhiều năm qua, tỉnh đã nỗ lực thu hút nhiều dự án, triển khai thực hiện các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả. Trong đó, chăn nuôi bò sữa là một trong những mô hình giảm nghèo thành công ở vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Nhờ nuôi bò sữa mà nhiều hộ dân nơi đây đã vươn lên thoát nghèo bền vững, ổn định đời sống.
Cảm thông, chia sẻ với đời sống của đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới còn nhiều khó khăn, vất vả, Đại úy Đinh ƠRing, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Ia Mơ, BĐBP Gia Lai luôn gần gũi, giúp đỡ nhân dân bằng nhiều hành động cụ thể. Anh luôn được đồng bào tin tưởng, yêu thương như chính người thân trong gia đình.
Chư Tan Kra từng là một cao điểm chiến đấu trong năm 1968, nơi ấy có những người lính quê ở Hà Nội đã chiến đấu cùng đồng bào và ngã xuống. Qua hơn nửa thế kỷ, chiến địa năm xưa đã thay đổi nhiều, từ vùng núi hoang sơ, bốn mùa mây mờ che phủ, bây giờ, Chư Tan Kra và cả xã Ya Xiêr đã trở thành vùng đất đầy sức sống.
Theo số liệu thống kê năm 2021, số người thất nghiệp trong độ tuổi laođộng là hơn 1,4 triệu người (chiếm tỷ lệ 3,22%), tăng gần 204 nghìn người so với năm 2020. Đáng chú ý, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên là 8,48%. Bên cạnh đó, nhiều thanh niên mất việc làm hoặc phải chuyển đổi nghề nghiệp do tác động của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và đại dịch Covid-19.
Khu vực biên giới, ven biển của tỉnh Nghệ An có một bộ phận lớn dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo sinh sống. Trong thời gian qua, các đơn vị BĐBP Nghệ An đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương ra sức củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn.
Chiều 18-5, Lễ đón chính thức Chủ tịch Quốc hội Tan Chuan-Jin và Phu nhân đã diễn ra trọng thể tại Nhà Quốc hội với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Phu nhân.
“Trong nhiều năm qua, các đồng chí thầy giáo quân hàm xanh đã dạy rất nhiều lớp xóa mù chữ (XMC), được bà con tín nhiệm, tin yêu. Các thầy giáo quân hàm xanh đã có những đóng góp rất quan trọng, thiết thực trong công tác XMC, nâng cao dân trí ở khu vực biên giới”. Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La khi trao đổi với phóng viên Báo Biên phòng về những đóng góp của BĐBP Sơn La trong công tác phát triển giáo dục ở vùng biên giới Tây Bắc Tổ quốc.
Sau một thời gian tăng trưởng “nóng”, thanh khoản trên thị trường bất động sản đã chững lại trong 1 tháng qua, sau khi một số ngân hàng có động thái tạm dừng cấp tín dụng, giải ngân đối với mảng cho vay bất động sản trước chủ trương kiểm soát rủi ro ở lĩnh vực này.
Ngoài nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với nước bạn Lào, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, BĐBP Kon Tum còn thực hiện tốt phương châm “3 bám, 4 cùng” giúp đồng bào các dân tộc dưới chân núi Nồi Cơm từng ngày thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Xuyên suốt chiều dài hơn 71km đoạn biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia, khu vực biên giới tỉnh Đắk Lắk là nơi sinh sống của 24 dân tộc anh em. Đời sống của bà con nơi đây còn nhiều khó khăn, dân cư sinh sống thưa thớt, giao thông đi lại khó khăn, khiến cho việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân còn nhiều hạn chế. Trước thực tế đó, BĐBP Đắk Lắk đã triển khai xây dựng các trạm xá quân dân y kết hợp, trở thành địa chỉ tin cậy trong việc chăm sóc sức khỏe của nhân dân biên giới, tô thắm hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân dân.