Những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách phát triển bền vững ngành nông nghiệp, đặc biệt từ Nghị quyết số 26-NQ/TW về phát triển “tam nông” đã tạo nên một diện mạo mới cả về chất và lượng cho khu vực nông thôn. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, ngành nông nghiệp đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; các chính sách cũ đã không còn phù hợp trong tình hình mới, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh, gắn liền với an sinh xã hội của người nông dân để ngành nông nghiệp phát triển bền vững.
Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.
Nhiều giải pháp cấp bách đã được đưa ra tại “Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu nông sản, thủy sản khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên 2021” nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn về tiêuthụ nông sản, thủy sản của các tỉnh khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Hội nghị do Bộ Công thương tổ chức chiều 6-8, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên.
Những tưởng việc liên tiếp bắt 4 đối tượng, thu giữ 4kg ma túy tổng hợp sẽ khiến đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy từ khu vực biên giới tỉnh Quảng Trị về thành phố Đà Nẵng và các tỉnh, thành khu vực phía Nam tiêuthụ sẽ “chùn tay”, nhưng các đối tượng lại giao dịch với số lượng lớn hơn nhằm “gỡ gạc” lại những gì đã mất. Ngày 17-4-2021, Ban Chuyên án A2-221 tiếp tục bắt 1 đối tượng khi y đang vận chuyển 11kg ma túy tổng hợp.
Cuối năm 2020, xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng hoàn thành tất cả 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Trong thành công đó, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thị Hoa, BĐBP Cao Bằng đã có những đóng góp quan trọng đưa xã Thị Hoa trở thành miền quê đáng sống, xây dựng vùng biên giàu đẹp, trù phú. Những người lính nơi đây đã tích cực bám dân, bám địa bàn tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; giúp dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo; giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội; huy động nguồn lực xã hội xây dựng các công trình thiết yếu…
Năm 2020, trong bối cảnh khó khăn chồng chất, nông nghiệp đã khẳng định là trụ đỡ quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đóng góp 10,4 tỷ USD vào xuất siêu cho nền kinh tế, đưa Việt Nam trở thành một trong 5 quốc gia trên thế giới có dòng thương mại mạnh nhất.
Từ 360 tỉ đồng vào năm 2015, đến năm 2019, giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã đạt trên 750 tỉ đồng - con số đáng tự hào đối với một huyện vùng cao núi đá. “Chìa khóa” để đạt được con số ấn tượng trên đến từ quyết định chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ tự cung, tự cấp sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa với những loại cây đặc sản, lợi thế.
Do khan hiếm và giá cả tăng cao, các đầu nậu thu gom lợn từ Thái Lan đưa về sát biên giới Lào - Việt Nam qua địa phận tỉnh Quảng Trị, lợi dụng sơ hở của cơ quan chức năng để nhập lậu vào Việt Nam bán kiếm lời. Trước tình hình trên, Đoàn Đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm miền Trung (Đoàn 2), Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm BĐBP phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai nhiều biện pháp đấu tranh, ngăn chặn việc làm phạm pháp này.
Là vùng biên địa linh nhân kiệt, có những người con lớn lên từ khốn khó thầm lặng mà kiên cường, xã Phú Gia của Hương Khê, Hà Tĩnh sau khi về đích nông thôn mới năm 2018, đang nỗ lực hướng tới danh hiệu nông thôn mới kiểu mẫu năm 2021. Đồng thời, sẽ là điểm du lịch nghỉ dưỡng và tâm linh tại miền Trung như ý nguyện của cán bộ, nhân dân nơi đây.
Chỉ trong khoảng chưa đầy 1 tháng, trên địa bàn huyện biên giới A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát hiện 3 ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi. Trước tình hình lây lan nhanh chóng, cán bộ và nhân dân huyện A Lưới đã quán triệt, triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống, ngăn chặn sự lây lan của loại dịch bệnh nguy hiểm này.
Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình, nhân dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5, BĐBP tỉnh Thái Bình đã kêu gọi cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên chức, người lao động trên địa bàn chung tay tiêuthụlợn khỏe mạnh giúp người chăn nuôi giảm bớt khó khăn do bệnh dịch tả lợn châu Phi gây ra.
Trước diễn biến nhanh và phức tạp của bệnh dịch tả lợn châu Phi, các địa phương, đặc biệt là các tỉnh, thành có biên giới đã cấp tập triển khai các biện pháp phòng, chống, khống chế và ngăn chặn dịch lây lan.
Ngày 14-3, Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức họp khẩn nhằm chỉ đạo các đơn vị chức năng và các địa phương vào cuộc mạnh mẽ để khống chế và ngăn chặn sự lây lan dịch tả lợn châu Phi.
Hiện, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã lan ra 7 tỉnh, thành phố phía Bắc. Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường, đây là bệnh dịch rất nguy hiểm đối với ngành chăn nuôi lợn nước ta và thế giới. Điều đáng lo ngại là virus dịch tả lan truyền và tồn tại ở môi trường rất lâu, trong khi vẫn chưa tìm ra vắc-xin phòng ngừa.
Trước diễn biến phức tạp của Dịch tả lợn châu Phi, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ra Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch này. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng BĐBP tăng cường tổ chức kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, bắt giữ và xử lý nghiêm các vụ việc nhập lậu lợn, sản phẩm của lợn; làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền cho nhân dân khu vực biên giới về tác hại của việc vận chuyển, kinh doanh lợn, sản phẩm của lợn nhập khẩu trái phép để ngườidân hiểu, không tham gia, tiếp tay cho buôn lậu.