Hiện nay, quân nhân tại ngũ và thân nhân được chăm sóc sức khỏe theo hình thức bảo hiểm y tế (BHYT). Đây là chủ trương đúng đắn thể hiện sự quan tâm của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đối với công tác chăm sóc, nâng cao sức khỏe bộ đội, cũng như thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
Sáng 5-4, Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP làm việc với Phòng Công tác quần chúng về việc tổ chức phong trào phụ nữ BĐBP giai đoạn 2021-2026.
Cũng như nhiều bản làng, khu phố trên biên giới thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa cuộc sống của người dân tộc Khơ Mú ở khu phố Đoàn Kết hôm nay đang đổi thay từng ngày, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững, niềm tin của đồng bào đối với Đảng, Nhà nước được củng cố. Thành quả đó có sự đóng góp không nhỏ của những người lính mang quân hàm xanh Đồn Biên phòng cửa khẩu Tén Tằn, BĐBP Thanh Hóa.
Với phương châm “Truyền thống, nghĩa tình, tự nguyện”, trong những năm qua, Ban Liên lạc truyền thống (LLTT) BĐBP tại thành phố (TP) Hồ Chí Minh đã vận động các cơ quan, tổ chức và cá nhân có tấm lòng hảo tâm thực hiện nhiều chương trình, hoạt động thiết thực giúp đỡ đồng đội và người dân nghèo. Những việc làm ý nghĩa đó là nguồn động viên to lớn đối với những cựu binh Biên phòng có hoàn cảnh khó khăn và bà con nhân dân trên địa bàn biên giới.
Trận lũ quét kinh hoàng xảy ra vào tháng 10-2020, đã khiến cho nhân dân ở xã biên giới Hướng Việt, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị phải gánh chịu tổn thất nặng nề. Ngay sau khi lũ đi qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hướng Lập, BĐBP Quảng Trị, chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm đã sát cánh cùng nhân dân khẩn trương khắc phục hậuquả. Xuân về, trong bộn bề khó khăn, nhưng người dân biên giới đang được đón cái Tết ấm áp, nghĩa tình.
Quản lý, bảo vệ gần 300km đường biên giới trên vùng ngã ba Đông dương, tiếp giáp với 3 tỉnh Sekong, Attapeu (Lào) và Ratanakiri (Campuchia), có thể nói, ở bất kỳ giai đoạn nào cũng đặt ra nhiệm vụ rất nặng nề đối với BĐBP Kon Tum. Từ công tác đối ngoại, cùng nhau quản lý, bảo vệ biên giới, xây dựng địa bàn hai bên biên giới đoàn kết, ổn định và phát triển, đến việc triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, đấu tranh phòng chống hiệu quả mọi mối nguy cơ gây hại đến an ninh vùng biên giới... Năm 2020 là năm đầy nỗ lực vượt khó của những người lính Biên phòng trên vùng ngã ba Đông Dương.
Tháng 10-1947, giữa Chiến khu Việt Bắc, trong bộn bề công việc của sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết cuốn “Sửa đổi lối làm việc”. Trong cuốn “Sửa đổi lối làm việc”, nội dung tự phê bình và phê bình được Bác đề cập một cách sâu sắc nhất. Theo Bác, “Phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của đồng chí mình. Tự phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của mình. Tự phê bình và phê bình phải đi đôi với nhau” (1).
Có lẽ nhiều người đã quen với hình ảnh những người lính biên phòng dầm mình trong mưa gió để ứng cứu, giúp nhân dân vượt qua bão lũ. Nhưng cũng không ít người biết rằng, khi cơn lũ dữ đi qua, những nữ quân nhân của BĐBP Quảng Trị không quản ngại khó khăn đồng hành cùng những chuyến xe thiện nguyện chuyển hàng cứu trợ cho đồng bào nơi biên giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, dịch bệnh.. .
Thời gian qua, các tỉnh miền Trung liên tiếp hứng chịu hậuquả nặng nề của thiên tai. Chứng kiến những hy sinh, gian khổ của quân dân vùng thiên tai, bão lũ, đặc biệt là những việc làm tình nghĩa của những người lính “Bộ đội Cụ Hồ”, Thiếu tá, nhạc sĩ Nguyễn Hải Nam (Đoàn Văn công BĐBP) đã sáng tác ca khúc “Mệnh lệnh trong tim” như lời nhắn gửi, động viên tới người lính đã tích cực trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn vì sự an toàn về tính mạng và tài sản, vì cuộc sống của nhân dân.
Đồng hành với hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược có một đội ngũ nhà văn chiến sĩ hùng hậu. Có người từng ví đây là một “binh chủng đặc biệt” của Quân đội ta bởi họ đã góp phần quan trọng trong công cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, giành độc lập tự do, hòa bình thống nhất cho đất nước.
Do yêu cầu công việc, anh nói rất nhiều: Nói từ sáng đến tối, từ chân nhà sàn - tổ ấm của gia đình cho đến đội công tác địa bàn, từ làng Krông sang làng Klả, từ dưới cánh đồng lúa nước lên nương sắn, nương ngô trải dọc con suối Ia Mơ. Bởi, đơn giản anh sinh ra, lớn lên từ đất làng và đã cống hiến gần như trọn vẹn tuổi thanh xuân cho đất rừng biên giới và giờ đây đang được sống trong vòng tay yêu thương của cộng đồng. Anh là Đại úy Rơ Ô Thuy, người dân tộc Jrai, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Ia Mơ (BĐBP Gia Lai) - người vẫn được bà con gọi bằng cái tên thân thương “ma Chiên” Biên phòng…
Khi 22 cán bộ, chiến sĩ Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337, Quân khu 4 đã được yên nghỉ trong lòng đất mẹ, những người lính Biên phòng Quảng Trị thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trong ngày 18 và 19-10 mới có chút thời gian kể lại cho tôi nghe quá trình tìm kiếm đồng đội. Cho tới bây giờ, họ vẫn nghẹn giọng khi nhớ về các cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh.
Sáng 20-10, tại Nhà Quốc hội (QH), QH khóa XIV đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 10. Theo chương trình, Kỳ họp được chia thành 2 đợt: Đợt 1, từ ngày 20 đến 27-10, QH họp theo hình thức trực tuyến; đợt 2 từ ngày 2 đến 17-11, QH họp tập trung tại Hội trường Diên Hồng, Nhà QH.
Tối 17-10, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình "Cả nước chung tay vì người nghèo" năm 2020.