Sau hơn 2 năm vắng bóng du khách do bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều đoàn du khách quay trở lại khám phá làng nghề mộc Kim Bồng (xã Cẩm Kim, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam). Cùng với bàn tay khéo léo và nghệ thuật tài hoa của mình và sự nỗ lực đồng hành của chính quyền địa phương, người dân tin rằng, làng nghề Kim Bồng sẽ tiếp tục phát triển, lan tỏa những tinh hoa, nét đẹp truyền thống đến với bạn bè năm châu.
Ngày Xuân dưới chân núi Pen Biên, xã Đắk Prin, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam được đồng bào các dân tộc và những người lính Biên phòng tổ chức trong không khí tưng bừng, ấm tình quân - dân. Thật thú vị khi bà con dựng nhiều lều trại và tổ chức hội thi nấu ăn sôi nổi. Vị giám khảo là cán bộ BĐBP bước tới mỗi lều (đại diện 1 thôn) chấm điểm các món đặc sản của đồng bào như thịt nướng trong ống lồ ô, gà nấu bột bắp, cơm lam, bánh sừng trâu…
Ghìm nhẹ cổ tay cho thanh âm chiếc chiêng ba dịu lại những dư ba thâm trầm, Đinh Văn Sây (40 tuổi, Trưởng thôn làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) ngước mắt lên nhìn về xứ Bùi Hui, nơi thung lũng đó, người Hrê làng anh đã qua biết bao đời gìn giữ văn hóa dân tộc, với chiêng ba, với thổ cẩm, với gạo nương và những điệu vũ say nồng bên ché rượu cần.
Những ngày tháng 11 se se lạnh. Khắp không gian ngập tràn mùi của rơm rạ sau vụ thu hoạch lúa, mùi của thảo quả chín thơm nồng trên cung đường lên bản người Thái… khiến chúng tôi cứ nao nao. Có lẽ, hẳn rất ít người biết được, trong cộng đồng 25 dân tộc anh em cùng sinh sống, có một bản rất đặc biệt - đó là bản Ngoang ở xã Thẳm Dương, huyện Văn Bàn là bản duy nhất ở tỉnh Lào Cai có đông đồng bào Thái (96/98 hộ là dân tộc Thái). Bản Ngoang còn là bản trồng lúa nếp đặc sản “Khẩu Tan Đón” nhiều nhất xã Thẳm Dương…
Tôi tin rằng, trong đời mỗi con người, ai cũng trải qua quãng thời gian ấu thơ, nghe tiếng ru của mẹ trong cánh võng “ầu ơ”; cứ thế mà lớn lên, trưởng thành. Cánh võng ấy, lời ru ấy theo ta đi suốt cuộc đời, lặn vào trong tâm thức, để trên đường đời có lúc chênh chao, hẫng hụt, mất phương hướng thì nhịp võng ru ngày ấy cân bằng ta lại, định vị ta và hướng tâm ta về với cội nguồn, mạch nguồn.
Mới đây, trong chuyến đi thực tế sáng tác ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, nhạc sĩ Ngọc Khuê, tác giả ca khúc nổi tiếng “Mùa xuân làng lúa, làng hoa” đã sáng tác ca khúc “Tình ca từ thượng nguồn sông Hồng” trữ tình, da diết: “Màu xanh quê hương từ thượng nguồn dòng sông đưa nước mang phù sa/ Dọc theo con sông là dải lụa hồng tươi phù sa đắp bồi/ Dòng sông quê hương từ ngọn nguồn Lũng Pô A Mú Sung đổ về/ Sông Hồng mang theo bao ký ức của người quê em…”.
Những năm qua, tỉnh Lai Châu luôn quan tâm tới công tác tôn vinh cũng như phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn. Từ đó, giúp hồi sinh những lễ hội, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc có nguy cơ mai một, đẩy lùi tập tục lạc hậu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.
Hát xẩm là một loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian độc đáo của những người hát rong, hát dạo ngoài đường phố, bến xe, ga tàu... Trong một thời gian khá dài, do nhiều nguyên nhân và những quan niệm chưa đúng về hát xẩm khiến loại hình diễn xướng này vắng bóng và có nguy cơ thất truyền. Vài năm trở lại đây, một số nghệ nhân đam mê cổ nhạc đã tìm lại “đặc sản” hát xẩm đường phố để đưa vào những khán phòng sang trọng, phục vụ nhu cầu thưởng thức âm nhạc cổ truyền của khán giả và khách du lịch khi đến tham quan phố cổ Hà Nội.
Thiên đường du lịch Y Tý (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nằm trong các phân khu của Khu du lịch quốc gia Sa Pa (tỉnh Lào Cai) theo định hướng du lịch sinh thái, cộng đồng và văn hóa. Do vậy, để phát triển du lịch theo hướng bền vững, xã Y Tý chọn hướng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số, trong đó, đặc biệt quan tâm đến giữ gìn văn hóa dân tộc Hà Nhì - nét độc đáo làm nên sức hấp dẫn riêng của vùng cao Y Tý.
Những năm gần đây, chúng ta đã có các cây bút trẻ tài năng của các dân tộc thiểu số và khẳng định được tên tuổi như: Bùi Thị Tuyết Mai, Nông Quang Khiêm, Nie Thanh Mai, Lý Hữu Lương, Lục Mạnh Cường, Triệu Hoàng Giang… Để lớp trẻ có được thành công đó, phải kể đến sự động viên, khích lệ và dìu dắt của thế hệ đi trước, những cây bút gạo cội, đi đầu trong việc đặt nền móng cho phong trào sáng tác ở các địa phương như: Nông Quốc Chấn, Lò Ngân Sủn, Mai Liễu, Mã A Lềnh, Y Phương… Trong số đó, Y Phương là một nhà thơ thật đặc biệt, từ phong cách sáng tác đến những kỉ niệm của đời thường.
Với địa hình núi cao chon von, vực sâu thăm thẳm, nên xã A Xan, huyện Tây Giang được xem là “cổng trời” của tỉnh Quảng Nam. Đến bây giờ, cuộc sống của đồng bào Cơ Tu, Tà Riềng bớt phần vất vả, khó khăn khi có sự chung tay của những người lính Biên phòng. Xuân này, tình quân dân đoàn kết tạo nên hơi ấm cho sắc hoa nở thắm, chồi non lộc biếc nảy mầm và tinh thần phấn khởi để bắt đầu một năm mới với biết bao hy vọng.
Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đã đánh dấu thời điểm bản lề, mở ra bước ngoặt mới trong vấn đề chấn hưng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Văn hóa đi từ cội nguồn dân tộc đến tương lai của đất nước và con đường tạo ra hệ sinh thái văn hóa, môi trường văn hóa ở mọi miền Tổ quốc là con đường tất yếu. Ở những miền biên giới, hải đảo xa xôi, BĐBP tiếp tục cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương và đồng bào các dân tộc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Khi đất nước đối diện với đại dịch, từ biên giới tới Thủ đô, từ miền xuôi lên miền ngược đều có những tân binh tuổi mười tám, đôi mươi lên đường chống dịch, bảo vệ Tổ quốc, nhân dân. Mai này hết dịch, có những chiến sĩ sẽ trở về với gia đình, có người sẽ tiếp tục lăn lộn với “nghề” bảo vệ Tổ quốc. Nhưng những ngày sống đẹp nhất của các em, có lẽ chính là tuổi 20 trong trẻo, yêu thương và trách nhiệm trên tuyến đầu hôm nay.
Với sức trẻ và tình yêu bất tận với văn hóa truyền thống, chàng thanh niên Rmah Mich, sinh năm 1993, người Bahnar, ở làng Hek, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai đã tìm cách lan tỏa tình yêu đó với thế hệ thanh, thiếu niên ở làng bằng cách thành lập đội cồng chiêng, múa xoang. Chàng trai 9X này mong muốn giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Vượt lên trên những khó khăn của một huyện nghèo, trình độ dân trí thấp, giao thông cách trở, có những tộc người thuộc diện đặc biệt khó khăn như: Cống, Mảng, La Hủ, Si La..., những năm qua, phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở huyện biên giới Mường Tè, tỉnh Lai Châu được ví như “luồng gió mới” góp phần thắt chặt tình đoàn kết các dân tộc và hình thành nếp sống văn minh, lành mạnh nơi biên giới.