Chỉ còn 1 tháng nữa người dân cả nước sẽ đón Tết Nguyên đán Tân Sửu. Qua 1 năm đầy khó khăn do đại dịch Covid-19 cùng với các đợt thiên tai, lũ lụt, tác động to lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội, những ngày này chúng ta xúc động, trân quý biết bao trước những tấm lòng, nghĩa cử cao đẹp của các cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị-xã hội, các nhóm thiện nguyện và nhiều người dân trong các hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo...
Tết năm nay, người trồng hoa kiểng tại làng hoa Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) rất phấn khởi để chuẩn bị cho ra thị trường 3 triệu sản phẩm các loại, tương đương với cùng kỳ năm trước. Theo đánh giá của nhiều người chuyên trồng thì Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 có nhiều thuận lợi hơn như: Thời tiết diễn biến tốt, giá cả tương đối ổn định, lượng đặt hàng tăng cao, trong đó phần lớn là từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông và thị trường Campuchia...
Năm 2020, trong bối cảnh khó khăn chồng chất, nông nghiệp đã khẳng định là trụ đỡ quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đóng góp 10,4 tỷ USD vào xuất siêu cho nền kinh tế, đưa Việt Nam trở thành một trong 5 quốc gia trên thế giới có dòng thương mại mạnh nhất.
Chiều 28-9, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi đối thoại với nông dân khu vực miền Trung – Tây Nguyên để giải đáp và hoàn thiện chính sách nhằm tạo động lực thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn miền Trung - Tây Nguyên cất cánh.
Chiều 23-9, tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc làm việc với các địa phương vùng Đồng bằng Sông Cửu Long về chủ động ứng phó với nguy cơ hạn, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020 – 2021. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và lãnh đạo các bộ, ngành liên quan.
Chiều 22-6, tại Hà Nội, Đảng ủy BĐBP tổ chức hội nghị ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020. Thiếu tướng Đỗ Danh Vượng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP chủ trì hội nghị.
Hạn mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long mức độ gây thiệt hại giảm đáng kể là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường tại hội nghị “Tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2019-2020.”
Nông nghiệp sa mạc đang được coi là mô hình mang lại hiệu quả trong bối cảnh biến đổi khí hậu, khô hạn, xâm nhập mặn, sa mạc hóa có xu hướng gia tăng. Thực tế, hiệu quả của việc điều chỉnh cơ cấu cây trồng và thời vụ tại Nam Trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong thời gian vừa qua là minh chứng rõ ràng nhất cho việc chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Năm 2019 và những tháng đầu năm 2020, thiên tai diễn biến phức tạp, khó lường và mang nhiều yếu tố cực đoan, dị thường xảy ra khắp các vùng miền trên cả nước, đòi hỏi cả hệ thống chính trị và nhân dân phải chủ động và nỗ lực hơn nữa trong công tác phòng, chống thiên tai.
Từ ngày 11 đến 20-5, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế giảm dần vào đầu tuần, sau tăng nhẹ vào cuối tuần. Độ mặn cao nhất trong đợt này tại các trạm ở mức tương đương và thấp hơn thời kỳ từ ngày 1 đến 10-5.
Trên tuyến biên giới Tây Nam, từ đầu tháng 2-2020, hàng trăm tổ chốt Biên phòng đã kịp dựng lên để ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 lây lan qua biên giới. Không khô cứng, nguyên tắc như vẻ ngoài ta nhìn thấy, ở mỗi tổ chốt đều có những câu chuyện hay, xúc động về cuộc sống, sinh hoạt, công tác của người lính Biên phòng.
Mùa khô năm nay hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài, gay gắt, ảnh hưởng nặng nề tới đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân Tiền Giang. Đồn Biên phòng Kiểng Phước, BĐBP Tiền Giang (xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp nhằm chung tay chia sẻ khó khăn với người dân vùng hạn.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến khó lường, thời tiết, khí hậu biến đổi bất lợi, ngành Nông nghiệp đang gặp phải những thách thức không nhỏ để thực hiện được mục tiêu duy trì đà tăng trưởng. Tuy nhiên, trên cơ sở đánh giá tình hình từ rất sớm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đang triển khai các giải pháp đẩy mạnh sản xuất để có đủ lương thực, đáp ứng nhu cầu trong nước trong mọi trường hợp. Đồng thời tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu.