Mặc dù BĐBP và các lực lượng chức năng tại các tỉnhbiên giới Tây Nam đã tổ chức hàng trăm tổ, chốt, thường xuyên tuần tra, kiểm soát trên biên giới và địa bàn, nhưng thời gian gần đây, vì hám lợi, các đối tượng buôn lậu vẫn lợi dụng địa hình bằng phẳng, nhiều kênh rạch để đai vác, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Hoạt động logistics qua lại biên giới Việt Nam-Campuchia, được coi như “mạch máu” trong hợp tác kinh tế, khắc phục những gián đoạn trong chuỗi cung ứng sau đại dịch Covid-19 giữa hai nước.
Trong lúc hành nghề câu mực trên vùng biển Trường Sa của Việt Nam, tàu cá QNg90918TS do ngư dân Ngô Thanh Vinh (trú tại xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng cùng 43 lao động bị một tàu nước ngoài sử dụng vũ khí trấn áp, cướp tài sản.
50 năm cuộc đời binh nghiệp (trong đó có 15 năm công tác trong lực lượng BĐBP), Trung tướng Trần Linh, nguyên Phó Tư lệnh về Chính trị BĐBP đã để lại nhiều dấu ấn khó phai, đóng góp vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng lực lượng BĐBP...
Thời gian gần đây, đặc biệt là thời điểm sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, tình trạng buôn lậu nói chung và buôn lậu thuốc lá nói riêng trên tuyến biên giới Đồng Tháp có xu hướng gia tăng. Nhưng nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp công tác, BĐBP Đồng Tháp đã liên tục ngăn chặn, bắt giữ các vụ buôn bán, vận chuyển hàng hóa trái phép, nhất là mặt hàng thuốc lá ngoại.
Lịch sử cho thấy, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, hai dân tộc Việt Nam và Campuchia luôn có mối quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống tốt đẹp, luôn hết lòng giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau. Trên dọc dài biên giới các tỉnh Tây Nguyên từ cột mốc ba biên trên vùng ngã ba Đông Dương (Kon Tum) đến chốt kiểm soát 470, thuộc Đồn Biên phòng (BP) Bu Cháp, BĐBP Đắk Nông, mối tình tốt đẹp đó được duy trì ở mọi cấp độ; từ ngoại giao cấp nhà nước, các cấp chính quyền, đến đối ngoại quốc phòng, an ninh, ngoại giao nhân dân, hai bên luôn dành cho nhau tình cảm vô tư, trong sáng nhất. Điều này càng được thể hiện đậm nét khi đối diện với những mối hiểm họa đến từ tự nhiên, đặc biệt là “cuộc chiến” chống đại dịch Covid-19 đang diễn ra hết sức căng thẳng hiện nay…
Việt Nam là một quốc gia biển. Trong những năm qua, nhiều cơn bão mạnh càn quét qua miền Trung, nếu theo sát tình hình, sẽ nhận thấy rằng, có rất nhiều ngư dân dày dạn kinh nghiệm biển cả, chấp nhận sống chung với thiên tai, bão lụt… Người trong đất liền chỉ nghe qua thấy rợn người lo sợ nhưng với người lính Biên phòng ở các vùng biển họ thấu hiểu những gian nan của người dân biển, để tìm cách sẻ chia, hỗ trợ nhân dân bằng “mệnh lệnh trái tim”.
Thời điểm diễn ra lễ khai mạc và bế mạc SEA Games 31, sẽ hạn chế các xe ôtô chở hàng có khối lượng từ 500kg và ôtô chở khách từ 16 chỗ trở lên lưu thông trên nhiều tuyến đường.
Bản tin phòng chống dịch Covid-19 ngày 2-5 của Bộ Y tế cho biết cả nước ghi nhận 3.123 ca mắc Covid-19 tại 53 tỉnh, thành phố; giảm gần 600 ca so với ngày trước đó.
Những ngày qua, trên nhiều trang mạng xã hội chia sẻ bài viết về nghĩa cử cứu người bị nạn của Thiếu tá Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, nhân viên Phòng Chính trị, BĐBP thành phố Đà Nẵng. Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết, không chỉ có tấm lòng nhân hậu, Thiếu tá Nguyễn Thị Mỹ Hạnh còn bản lĩnh trong công tác, được đồng chí, đồng đội tin tưởng, tín nhiệm.
Bản tin phòng chống dịch Covid-19 ngày 29-4 của Bộ Y tế cho biết có 6.068 ca mắc Covid-19 tại 59 tỉnh, thành; giảm hơn 1.000 ca so với hôm qua. Cả nước ghi nhận 1 ca tử vong.
Đóng quân ở khu vực biên giới, nơi thường xuyên hứng chịu các hình thái thiên tai (TT) nguy hiểm như bão, lũ, giông lốc, sạt lở đất, lũ quét, vì thế, cán bộ, chiến sĩ BĐBP luôn xác định tâm thế sẵn sàng xử lý những tình huống nguy cấp. Với tinh thần hết lòng vì dân, trong suốt những năm qua, những người lính mang quân hàm xanh luôn có mặt đầu tiên, chấp nhận nguy hiểm, xả thân ứng cứu dân mỗi khi có tình huống xảy ra.
Từ 17 giờ 30 phút ngày 27-4 đến 17 giờ 30 phút ngày 28-4, cả nước ghi nhận 3 ca tử vong do Covid-19 tại Kiên Giang (1), Lâm Đồng (1), Tây Ninh (1), giảm so với Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua (7 ca).
Vùng biển tỉnh Cà Mau thường thu hút hàng ngàn phương tiện, cùng ngư dân ngày đêm bám biển khai thác nguồn lợi hải sản. Không chỉ lao động sản xuất, ngư dân còn là lực lượng quan trọng hỗ trợ, tham gia cùng BĐBP và các lực lượng chức năng trong công tác bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc.
“Khu vườn này trước đây là nơi đóng quân của Mỹ - ngụy, gia đình tôi phải bỏ rất nhiều công sức đào bới, khắc phục tàn dư chiến tranh, cải tạo trồng cây ăn trái. Những cây điều, mít có hiệu quả kinh tế thấp, đang loại bớt dần, trồng xen cây sầu riêng có giá trị kinh tế cao. Trong xã, nhiều người đang học theo cách làm của ông Thuận trồng sầu riêng, mỗi năm, ông thu nhập mấy trăm triệu đồng” - ông Rơ Châm Sâu, Phó Bí thư Đảng ủy xã Ia Pếch, huyện biên giới Ia Grai, tỉnh Gia Lai giới thiệu khi đưa tôi tham quan vườn.