Già làng Alăng Ger lo lắng khi biết tin cậu thanh niên Alăng Nghe sắp cưới vợ chưa đủ 18 tuổi. Buổi họp nào ông cũng nhắc đi nhắc lại bằng tiếng Cơ Tu và trở thành cụm từ khóa ở bản làng là ca du ca mo (chưa đủ tuổi). Bản Tà Vàng, xã A Tiêng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam từng tồn tại tục đặt cọc và bắt vợ nên tảo hôn thỉnh thoảng lại xuất hiện..
Trong hành trình về xã vùng cao Tà Pơơ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam công tác, chúng tôi cùng anh Bling Ưi, cán bộ UBND xã Tà Pơơ theo con đường bê tông dẫn vào thôn Vinh xuyên qua những tán rừng khi trời đang mưa rả rích. Tại đây, chúng tôi bị cuốn hút bởi đôi tay thoăn thoắt, sạm đen của già Alăng Ró với sự miệt mài, khéo léo trong từng nhát đục để hoàn thành bức tượng gỗ “Người đàn ông Cơ Tu ôm con chim thiêng Trinh” do bà con Cơ Tu trong thôn đặt hàng.
Tỉnh Quảng Nam có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, nhưng quần tụ đông đảo nhất vẫn là đồng bào dân tộc Cơ Tu. Đối với đồng bào Cơ Tu sống dọc dãy Trường Sơn huyền thoại, công trình Gươl như một “bảo tàng sống” mà nơi đó trở thành không gian văn hóa linh thiêng của cả buôn làng.
Vốn là một căn cứ địa cách mạng, những năm gần đây, A Nông đã thay da đổi thịt, là xã biên giới đầu tiên hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện biên giới Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Việc đặt đồng bào dân tộc thiểu số vào vị trí làm chủ các hoạt động văn hóa vừa giúp giảm tải áp lực cho chính quyền, vừa nâng cao trách nhiệm của cộng đồng này trong bảo tồn và phát huy di sản.
Tại huyện biên giới Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, những lớp truyền dạy cồng chiêng, múa Tung tung da dá được thực hiện và duy trì thường xuyên, góp phần gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc Cơ Tu trên dãy Trường Sơn hùng vĩ.
Dưới ánh nắng đầu Xuân ấm áp tỏa khắp nhiều ngôi nhà của những gia đình Cơ Tu trên xã vùng cao Tà Lu (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam), tôi theo chân anh Alăng Dam, Thôn trưởng Aréh - Đhrồng đến Nhà văn hóa thôn để được gặp chị Bơ Ling Thị Trưu, 46 tuổi, một phụ nữ Cơ Tu vẫn đang nỗ lực gìn giữ và phát huy nét văn hóa đặc sắc từ thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình ở Tổ đoàn kết Đhrồng.
Trên vùng núi cao giáp biên giới Lào của tỉnh Quảng Nam, có những ngôi làng thuộc 4 xã vùng cao khu 7 vốn nghèo khó. Nhưng gần 10 năm trở lại đây, đời sống người dân đã khởi sắc khi cửa khẩu được mở; cây lúa nước và các cây trồng đặc sản như sâm ba kích, đẳng sâm đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân vùng cao.
Khi những cánh hoa mai, hoa cúc khoe sắc vàng rực rỡ báo hiệu mùa Xuân mới đang về, những chiến sĩ quân hàm xanh thuộc các đồn Biên phòng trên tuyến biên giới miền Tây xứ Quảng cũng đang tất bật, khẩn trương trang trí doanh trại, chuẩn bị mọi điều kiện để bộ đội vui Xuân, đón Tết. Cùng với đó, các đơn vị cũng phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương chăm lo cho nhân dân khu vực biên giới đón một mùa Xuân mới thật tươi vui, đầm ấm.
Trong tiết trời se lạnh những ngày Đông tháng 12/2022, chúng tôi về Sông Kôn - một xã thuộc huyện vùng cao Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Được sự giúp đỡ dẫn đường của cán bộ văn hóa xã, chúng tôi tìm về thôn Bhơ Hôồng 1, xã Sông Kôn để gặp ông Bh’ríu Thiện, dân tộc Cơ Tu - người có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển văn hóa - xã hội ở địa phương.
Đề án bảo tồn và phát huy văn hóa đồng bào dân tộc Cơ Tu giai đoạn 2022-2030 vừa được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt với kinh phí hơn 31,3 tỷ đồng, tạo điều kiện phục dựng các giá trị văn hóa truyền thống với hy vọng tạo thành nguồn lực phát triển kinh tế. Từ năm 2018, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã có chủ trương, kế hoạch về việc bảo tồn, phục dựng lễ hội văn hóa truyền thống người Cơ Tu tại các xã Hòa Bắc và Hòa Phú, huyện Hòa Vang. Từ đó đến nay, cộng đồng người Cơ Tu sinh sống tại thành phố Đà Nẵng đã được chính quyền địa phương quan tâm, phục dựng các giá trị văn hóa truyền thống.
Nằm trên dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, cách trung tâm huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam khoảng 130km, 2 xã biên giới La Êê và Chơ Chun có khoảng hơn 600 hộ dân với trên 2.100 nhân khẩu đều là người dân tộc Cơ Tu, Tà Riềng. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tuy không có hộ đói, nhưng có đến 223/256 hộ nghèo theo chuẩn mới, chiếm gần 90%. Trong những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng La Êê, BĐBP Quảng Nam thường xuyên “3 bám, 4 cùng”, sát cánh cùng với người dân nơi đây để xây dựng biên cương ngày càng giàu mạnh.
Người có uy tín trong cộng đồng dân tộc được xem là cầu nối giúp gắn kết ý Đảng với lòng dân. Đây cũng là những hạt nhân góp phần phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp, gìn giữ, trao truyền văn hóa cho thế hệ trẻ.
Như rễ cây rừng trên dãy đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ cắm sâu vào lòng đất mẹ, các cán bộ, chiến sĩ quân hàm xanh của Đồn Biên phòng Ga Ry ngày ngày “bám bản, bám dân” để xây dựng thành lũy biên phòng trên mảnh đất miền Trung nắng lửa bằng chính những việc làm cụ thể. Sự hy sinh âm thầm, lặng lẽ của các anh đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và ý thức của đồng bào dân tộc thiểu số, giúp bà con Cơ Tu ở vùng đặc biệt khó khăn có thêm kiến thức, ý chí và động lực để vươn lên thoát nghèo.
Trên đỉnh Trường Sơn hùng vĩ, giữa gió núi, mây ngàn, cộng đồng dân tộc người Cơ Tu, Giẻ Triêng ở 2 huyện biên giới Tây Giang, Nam Giang của tỉnh Quảng Nam đã bao đời gắn bó bên nhau, trở thành “phên dậu” vững chắc phía Tây của Tổ quốc. Suốt trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đồng bào các dân tộc nơi đây đã góp sức người, sức của, cùng cả dân tộc đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước. Cho đến hôm nay, trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, phát huy truyền thống cách mạng, cư dân trên dãy Trường Sơn luôn sát cánh cùng BĐBP bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.