Theo kế hoạch, trung tuần tháng 10/2023, Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam kiểm tra lần thứ tư về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Là địa bàn có vùng biển và ngư trường lớn, các địa phương ven biển Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang gấp rút triển khai đồng bộ, hiệu quả các quy định về phòng, chống khai thác IUU.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định Việt Nam sẽ tăng cường phối hợp với Bulgaria để nâng cao hiệu quả hợp tác giữa hai nước trên tất cả các kênh: các chính đảng, Quốc hội, Chính phủ và giao lưu nhân dân.
Đã trở thành việc làm thường xuyên, bất kể thời tiết nắng mưa, cán bộ, chiến sĩ (CB, CS) Đồn Biên phòng Quất Lâm, BĐBP Nam Định đều cử cán bộ xuống tận tàu cá thăm hỏi, nắm tình hình trước khi ngư dân ra khơi. Cùng với đó, các anh còn tổ chức tuyên truyền, phổ biến các kiến thức pháp luật, trang bị kỹ năng cần thiết cho ngư dân khi gặp nạn trên biển, đồng thời, yêu cầu các tàu cá phải thường xuyên thông báo tình hình bằng hệ thống thông tin liên lạc trên tàu với đồn Biên phòng và tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật khi hành nghề trên biển.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan khẳng định: “Chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) là một nhiệm vụ trọng tâm của ngành, không chỉ để xuất khẩu sang EU mà còn giúp phát triển ngành nuôi trồng và khai thác hải sản bền vững, thể hiện trách nhiệm của Việt Nam, giữ uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế”.
Với việc Ủy ban châu Âu (EC) dời lịch làm việc sang tháng 10/2023, đồng nghĩa với đó là Việt Nam có thêm thời gian để khắc phục những tồn tại, vướng mắc trên hành trình gỡ “thẻ vàng” cho ngành thủy sản. Thành phố Đà Nẵng đã nắm bắt cơ hội này để đẩy mạnh các biện pháp, bởi nếu không quyết liệt hành động, triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thì sẽ rất khó cho con đường xuất khẩu thủy sản vào thị trường châu Âu.
Cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, thời gian qua, BĐBP Kiên Giang đã phối hợp với các lực lượng chức năng đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiện các khuyến cáo của Ủy ban châu Âu (EC) về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Đây cũng là giai đoạn “chạy đua” nước rút để gỡ "thẻ vàng" của EC vào tháng 10/2023 đối với ngành khai thác thủy sản của Việt Nam.
Tỉnh Quảng Bình đang rất nỗ lực thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định, chuẩn bị làm việc với Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) vào tháng 10/2023. Vấn đề cốt lõi là ngư dân đã ý thức được trách nhiệm và chấp hành tốt các quy định trong khai thác hải sản để sớm gỡ “thẻ vàng” của EC.
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự báo, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2023 ước đạt khoảng 10 tỷ USD, giảm 15%-16% so với năm 2022. 8 tháng năm 2023, doanh số xuất khẩu thủy sản đạt gần 5,8 tỷ USD, vẫn thấp hơn gần 25% so với cùng kỳ năm 2022. Nguyên nhân do số lượng đơn hàng giảm mạnh, nhất là các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản; giá xuất khẩu thủy sản cũng giảm sâu, dẫn đến hàng tồn kho nhiều.
Ngày 15/9, Hải đoàn Biên phòng 48 phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng phường Hải Cảng, thànhh phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) cho hơn 60 người dân là chủ tàu, thuyền trưởng, chủ hộ kinh doanh thủy, hải sản trên địa bàn phường Hải Cảng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Ngày 14/9, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) tại Quảng Ngãi.
Chiều 13/9, Hải đội Biên phòng 2 và Đồn Biên phòng Trung Bình (BĐBP Sóc Trăng) phối hợp với Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng), Công an huyện Trần Đề tổ chức tuần tra, kiểm soát hoạt động khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên vùng biển đơn vị phụ trách.
Với địa bàn ba mặt giáp biển cùng hai ngư trường lớn, các địa phương ven biển Đồng bằng sông Cửu Long đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các quy định về phòng, chống khai thác IUU.
Để chung tay cùng ngành thủy sản cả nước gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), các đơn vị thuộc BĐBP Quảng Ninh đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quyết liệt, phân công lực lượng thường xuyên theo dõi nắm chắc tình hình trên biển, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát ngăn chặn tàu cá và ngư dân đánh bắt hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài...
Sau hơn 6 năm bị Ủy ban châu Âu (EC) ra cảnh báo “thẻ vàng” với thủy sản khai thác của nước ta, tình hình chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, sau đợt thanh tra lần thứ 3 của EC về kết quả thực hiện các khuyến nghị, cũng như thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về IUU, đến nay, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần phải xử lý dứt điểm, áp dụng chế tài xử lý nghiêm minh để EC xem xét gỡ “thẻ vàng” trong đợt thanh tra thứ 4 vào tháng 10 tới đây.
Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục tổ chức các đoàn công tác liên ngành kiểm tra, xử lý dứt điểm các tồn tại, hạn chế liên quan đến chống khai thác IUU.