Những năm qua, tỉnh Kiên Giang đã huy động các nguồn lực, lồng ghép nhiều chương trình, dự án thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc. Nhờ vậy, diện mạo vùng đồng bào Khmer ngày càng khởi sắc, cuộc sống ngày càng ổn định.
Những vườn cam vàng trĩu mùa sai quả nằm trên vùng biên viễn là sự khởi nghiệp của nhiều thanh niên dân tộc thiểu số trẻ, nhưng nhờ được kết nối từ một thủ lĩnh Đoàn đầy nhiệt tâm và nhiều ý tưởng, họ đã làm cho vùng biên viễn này ngày càng giàu đẹp hơn.
Với phương châm “Giúp dân là tự giúp chính mình”, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ (CB, CS) BĐBP Cao Bằng đã không quản ngại khó khăn, luôn kề vai sát cánh, hết lòng giúp đỡ nhân dân xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, pháttriểnkinhtế - xã hội… Những việc làm đó đã góp phần giúp nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới từng bước vươn lên làm chủ cuộc sống ấm no.
Ngày 23/5, Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP do Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, làm việc với BĐBP Quảng Ninh. Tham gia cùng đoàn công tác có Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP và đại diện các cơ quan chức năng của Bộ Tư lệnh BĐBP.
Những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Trịnh Tường, BĐBP Lào Cai đã vận dụng linh hoạt các hình thức, biện pháp trong công tác vận động quần chúng, đặc biệt chú trọng làm “Dân vận khéo” thông qua những việc làm thiết thực, giúp dân pháttriểnkinhtế, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới… Qua đó, củng cố niềm tin của đồng bào, gắn kết tình đoàn kết quân - dân, góp sức cùng cấp ủy, chính quyền địa phương bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc.
Bằng trách nhiệm và tấm lòng người lính, hàng chục năm qua, cùng với việc tuần tra bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, BĐBP Hà Giang và Cao Bằng đã có nhiều phong trào, mô hình, cách làm hay để giúp cho nhân dân khu vực biên giới từng bước thoát nghèo, vươn lên cuộc sống ấm no.
Những năm qua, Đảng ủy BĐBP Bình Định đã triển khai thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với nhiều biện pháp hiệu quả, làm chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động của cán bộ, chiến sĩ. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới biển tỉnh Bình Định.
Những năm qua, BĐBP Thừa Thiên Huế đã thực hiện có hiệu quả công tác dân vận, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc trao đổi với Đại tá Phạm Tùng Lâm, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP Thừa Thiên Huế về vấn đề này.
Nhân dịp kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023), các đơn vị BĐBP đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng về cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên khu vực biên giới.
Nhiều năm qua, đồng bào các dân tộc trên địa bàn xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk luôn đồng hành cùng BĐBP giữ gìn an ninh biên giới bằng những hoạt động phối hợp thiết thực. Nhờ đó, ý thức, trách nhiệm chung tay bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia của người dân xã vùng biên ngày càng nâng cao, góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh chinh trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Ngày 16/5, Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP do Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP làm trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc với BĐBP tỉnh Lai Châu. Tham gia cùng đoàn công tác có Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP; đại diện cơ quan chức năng thuộc Cục Chính trị BĐBP.
Thiết thực học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, nêu cao tinh thần tương thân, tương ái của dân tộc ta, thời gian qua, Đồn Biên phòng Vinh Xuân, BĐBP Thừa Thiên Huế đã triển khai thực hiện mô hình “Tiết kiệm tiền lẻ chia sẻ khó khăn”. Hiệu quả mà mô hình này mang lại là ngày càng có nhiều người dân được giúp đỡ vượt qua khó khăn, người dân trên địa bàn thêm tin yêu và gần gũi hơn với BĐBP, tình quân - dân ngày càng gắn bó, làm sáng đẹp hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân dân.
Từ nguồn vốn Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tương Dương hỗ trợ, Đồn Biên phòng Nhôn Mai, BĐBP Nghệ An trích thêm quỹ đơn vị triển khai một số mô hình sinh kế quân dân kết hợp với mục đích giúp các hộgiađìnhnghèopháttriểnkinhtế. Bước đầu thực hiện, các hộgiađình có công ăn việc làm, thu nhập ổn định, yên tâm bám bản làng, sát cánh cùng BĐBP bảo vệ đường biên, mốc quốc giới, đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn.
Biến đổi khí hậu, đại dịch Covid-19 và những căng thẳng chính trị đang đẩy nhiều hộgiađình rơi vào tình trạng đói nghèo, tác động tiêu cực tới quyền tiếp cận lương thực, thực phẩm (LTTP) của nhiều người dân. Trong bối cảnh đó, chính khách các nước đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận xây dựng các chính sách nhất quán nhằm chuyển đổi hệ thống LTTP lành mạnh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu trong bối cảnh khủng hoảng mới tại hội nghị Hệ thống LTTP toàn cầu lần thứ 4 vừa được tổ chức tại Việt Nam.
Trải qua nhiều đời nay, người dân các dân tộc trên miền biên cương huyện miền núi Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa vẫn giữ thói quen canh tác phát nương trỉa rẫy và trồng lúa nếp trên ruộng bậc thang, năng suất thấp, giá trị kinhtế hàng hóa thương mại không cao. Để giúp người dân tiếp cận với cách làm mới, mạnh dạn chuyển đổi phương thức sản xuất cũ, tăng thêm thu nhập, pháttriểnkinhtế, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Tén Tằn, BĐBP Thanh Hóa đã nghiên cứu và đưa mô hình “Hoa hướng dương biên cương” lên biên giới Mường Lát, tạo thêm sinh kế cho người dân nơi đầu nguồn sông Mã.