Sinh năm 1983 tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, nhạc sĩ Tô Văn (tên đầy đủ là Tô Ngọc Văn, hiện là giáo viên môn Âmnhạc tại Trường Trung học cơ sở Đoàn Kết, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu) đã gắn bó với mảnh đất và con người Lai Châu từ hơn 10 năm trước. Với tài năng âmnhạc thiên phú cùng tình yêu cháy bỏng, anh đã đưa được “hồn” mảnh đất này vào trong âmnhạc.
Hơn 60 năm cống hiến cho nghệ thuật múa, Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Chu Thúy Quỳnh, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam vẫn theo sát bước chân các nghệ sĩ đến từng xã, từng bản làng, sưu tầm, phục dựng rồi sáng tạo ra những điệu múa mới. Những điệu múa của bà mang đậm dấu ấn về chiều sâu văn hóa, lịch sử dân tộc, thấm đẫm hồn núi sông và điểm tô cho lịch sử nước nhà.
Là người con của quê lúa Thái Bình, nhưng nhạc sĩ Huy Thông lại gắn bó với mảnh đất Điện Biên từ nhiều năm nay. Đắm mình trong văn hóa vùng Tây Bắc đã là nguồn cảm hứng để anh sáng tác nhiều ca khúc có giá trị về mảnh đất này bằng tình yêu và trách nhiệm, bằng sự thổn thức của con tim mình.
Gần 10 năm nay, có một bài hát với âm điệu tươi vui, rộn rã, được các chiến sĩ Biên phòng yêu thích, hát vang trong nhiều hội thi, hội diễn và giao lưu văn nghệ của BĐBP tại địa bàn đóng quân..., đó là bài hát "Người thầy giáo mang quân hàm xanh" của nhạc sĩ Bùi Anh Tôn. Bài hát ngợi ca người lính Biên phòng nhiệt tình “cõng chữ” lên non xóa mù chữ, đưa ánh sáng văn hóa đến với các bản làng vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, phóng viên báo Biên phòng có cuộc trao đổi với nhạc sĩ Bùi Anh Tôn xung quanh ca khúc này cũng như công việc sáng tác của anh.
Trong số những nhạc sĩ được nhận giảithưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2020, Trang Anh là hội viên trẻ nhất. Điều đặc biệt hơn, cô là thiếu nữ dân tộc Tày hiếm hoi có được vinh dự đó.
Là người dân tộc Nùng, lại theo học thanh nhạc khá muộn, nhưng Sèn Hoàng Mỹ Lam đã xuất sắc giành giải Nhất dòng nhạc dân gian tại cuộc thi Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc năm2017 (giải Sao Mai). Với giọng hát vút cao, trong vắt, đầy nội lực, cùng phong cách tươi trẻ, cô ca sĩ dân tộc Nùng như bông hoa đẹp, ngát hương, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng khán giả yêu nhạc.
Sinh ra tại xã Tân Phong, huyện Phù Yên tỉnh Sơn La, cái nôi văn hóa lớn của dân tộc Mường vùng cánh đồng phù hoa Mường Tấc, từ thuở nhỏ, nhạc sĩ Mùi Hái được nghe, được cảm thụ và say mê câu hát “Đang” Mường. Những lời ca, điệu hát ngọt ngào, đậm đà bản sắc của người vùng cao như “mạch máu” nuôi dưỡng tâm hồn ông để rồi ông say, mê, yêu âmnhạc dân tộc tự lúc nào không hay.
Đại úy Lê Đức Trí, Đội trưởng Đội Tuyên truyền Văn hóa, Phòng Chính trị, BĐBP Quảng Bình thuộc “hiện tượng” của lực lượng BĐBP khi là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam mà công việc lại không thuộc cơ quan chuyên môn về nghệ thuật. Chủ đề xuyên suốt trong những tác phẩm của anh là những xúc cảm với biên cương, chứa chan niềm tự hào về những người lính Biên phòng đang ngày đêm bảo vệ biên cương Tổ quốc…
Thiếu tá, nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Nguyễn Hải Nam là nghệ sĩ đánh trống cừ khôi của Đoàn Văn công BĐBP. Người nghệ sĩ đánh trống có vai trò vô cùng quan trọng trong dàn nhạc bởi một lẽ, các nhịp phách, tốc độ của bài hát, bản nhạc, đều được hòa quện chừng mực bởi âm thanh của trống. Cũng vì thế mà Nghệ sĩ trống Nguyễn Hải Nam được ví như bộ xương sống của dàn nhạc dân tộc Đoàn Văn công BĐBP.
Sinh ra tại bản Cang, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La trong một gia đình không ai làm nghệ thuật, ngay từ nhỏ, Hà Thị Thơm đã sở hữu vẻ đẹp trong sáng, giọng hát ngọt ngào. Trở thành ca sĩ chuyên nghiệp khi vừa tốt nghiệp Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật và Du lịch tỉnh Sơn La, đến nay, ca sĩ Hà Thị Thơm đã chiếm được vị trí đáng trân trọng trong đời sống văn hóa, nghệ thuật của miền Tây Bắc.
Là người con của quê lúa Thái Bình, thế nhưng sau khi tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, Trịnh Công Lộc đã tự nguyện xin về Quảng Ninh để công tác. Bởi theo ông, mảnh đất phía Đông Bắc Tổ quốc này có biển, có rừng, nơi có thể “nuôi dưỡng” nguồn cảm hứng, sáng tác. Và cũng chính nơi đây, ông đã cho ra đời nhiều sáng tác nổi tiếng về chủ đề biên cương, hải đảo, được đông đảo công chúng biết đến.
Ngã ba Đông Dương là điểm tiếp giáp giữa 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Nơi đây, có cột mốc ba biên giới nằm trên đỉnh núi cao 1.068m (xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum), với trụ hình tam giác, ốp đá hoa cương, mỗi mặt có khắc quốc huy và tên mỗi nước. Đến ngã ba Đông Dương, đứng trên đỉnh núi cao bên cột mốc ba biên, nơi “con gà gáy cả ba nước đều nghe”, mỗi người Việt đều mang trong mình niềm xúc cảm xen lẫn tự hào. Ngã ba Đông Dương trở thành nguồn cảm hứng văn học nghệ thuật của nhiều người khi đặt chân đến đây và chiêm ngưỡng cột mốc chủ quyền thiêng liêng của đất nước.
Gần một năm sau khi đạt ngôi vị Á quân giải Sao Mai 2017, nữ ca sĩ Lê Nhung, Đoàn Văn công BĐBP lần đầu ra mắt công chúng sản phẩm âmnhạc đầu tay, album “Tình rừng” với 3 MV đẹp, giàu chất thơ, ca ngợi vẻ đẹp của những người chiến sĩ Biên phòng. Qua những MV đó, người yêu nhạc không chỉ được thưởng thức giọng hát trong sáng, vút cao nhưng vẫn mềm mại, trữ tình của chị, mà còn được thưởng lãm những cảnh đẹp hùng vĩ nhưng cũng vô cùng lãng mạn nhiều miền quê trên đất nước Việt Nam tươi đẹp.
Ngày 14 - 8, ca sĩ Lê Nhung Sao Mai 2017 đã cho ra mắt công chúng album gồm 3 MV với nội dung chủ đạo ca ngợi người lính Biên phòng với tựa đề “Tình rừng”.
Ngày 10-8, tại Phủ Chủ tịch (Hà Nội), Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi gặp mặt 200 đại biểu thiếu nhi tham dự Liên hoan Chỉ huy Đội giỏi toàn quốc lần thứ III năm 2018.