So với các địa phương khác nằm trong khu vực biên giới của tỉnh Gia Lai, xã Ia O, huyện Ia Grai có khá nhiều lợi thế để phát triển. Bên cạnh điều kiện tự nhiên thuận lợi với nền đất đỏ bazan màu mỡ, khả năng tích hợp tốt, hệ thống sông ngòi, thủy lợi, nguồn nước ngầm đa dạng phong phú, rất phù hợp đối với các loại cây trồng, xã Ia O còn sở hữu chuỗi lợi thế đến từ các công trình thủy điện trên “dòng sông năng lượng” Sê San, rất có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch và thương mại dịch vụ… Với nguồn lực như thế, xã biên giới Ia O từng bước “chuyển mình” từ vùng trắng đến vùng nông thôn mới (NTM).
Một con mương nhỏ nhưng mang trên mình sứ mệnh lớn là tưới tiêu cho hơn 60ha ruộng lúa 2 vụ của nhân dân các bản giáp biên huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La và huyện Mường Ét, tỉnh Hủa Phăn, Lào. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng dòng nước ấy luôn là mạch sống và là sợi dây kết nối tình hữu nghị Việt Nam-Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.
Thời gian qua, nhiều đường dây tội phạm ma túy xuyên quốc gia vẫn lợi dụng địa bàn hiểm trở trên tuyến biên giới tỉnh Điện Biên để vận chuyển “cái chết trắng” vào nước ta và đưa đi các nước thứ 3 tiêu thụ. Căn cứ vào tình hình thực tế, BĐBP Điện Biên đã chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng xác lập, đấu tranh thành công nhiều chuyên án, vụ án, thu giữ lượng ma túy lớn ngay từ biên giới.
Cổ vật ở 9 con tàu cổ đắm trên vùng biển Việt Nam lần lượt được khai quật thì trước đó, ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đã lặn được khá nhiều. Lướt qua các loại cổ vật cũng có thể kể được câu chuyện dài về những con tàu hải trình dọc bờ biển Việt Nam, giao thương với các nước. Khi tàu cập bờ thì các thương nhân dắt ngựa lên bờ để rong ruổi vào thời chưa có xe đạp, xe máy.
Đóng quân ở nơi đảo xa, cách đất liền trên 120km đường biển nhưng do gần dân, biết lo cho dân nên cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Nam Du, BĐBP Kiên Giang luôn được nhân dân trong địa bàn tin yêu, ủng hộ. Đó là động lực, là nguồn sức mạnh giúp các anh vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Cứ vào độ cuối năm, khi hoàn lưu của các cơn bão, áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn ở miền Trung, phố cổ Hội An (thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) lại chìm trong mênh mông biển nước. Những con đường biến thành sông, người dân phải dùng đò nhỏ làm phương tiện di chuyển. Nhưng, người Hội An không vì thế mà buồn rầu, trái lại vẫn đầy sự lạc quan và niềm tin yêu cuộc sống.
Với niềm tin tưởng kỳ vọng Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam lần thứ II năm 2020 sẽ tạo “động lực” mới trong vấn đề bảo vệ và phát triển vùng DTTS trong thời gian tới, nhiều đại biểu ưu tú của vùng đồng bào DTTS đã có những ý kiến tâm huyết gửi gắm tới Đại hội. Báo Biên phòng giới thiệu với bạn đọc một số ý kiến tại sự kiện chính trị quan trọng này.
Hát bả trạo (hay hò bả trạo) - một loại hình văn hoá phi vật thể phong phú về tư tưởng và nghệ thuật, do các thế hệ tiền nhân sáng tạo, được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng. Đây là một hình thức diễn xướng nghi lễ dân gian gắn với tục thờ cúng cá Ông của ngư dân vùng biển duyên hải miền Trung gồm các yếu tố múa và hát với đạo cụ là mái chèo. Theo cách lý giải của những ngư miền biển thì bả tức là cầm chắc, còn trạo có nghĩa là mái chèo; bả trạo có nghĩa là cầm chắc mái chèo để giong buồm ra khơi...
Già Đinh Xon là người có uy tín ở bản Cà Roòng 1 (xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) không chỉ vì sống gương mẫu, làm kinh tế giỏi mà còn vì luôn tâm huyết, gìn giữ truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Bấy lâu nay, già vẫn đau đáu về việc làm thế nào để con cháu đời sau vẫn thiết tha, duy trì được Lễ hội Đập trống- vốn được coi là linh hồn của người Ma Coong trên dải Trường Sơn này.
Là một xã biên giới của tỉnh Thanh Hóa, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái cộng đồng gắn với du lịch tâm linh. Tận dụng ưu thế của địa phương, hiện nay, xã Bát Mọt đã tập trung nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa trong phát triển du lịch, góp phần xóa đói giảm nghèo, đưa nơi đây trở thành địa chỉ du lịch hấp dẫn của tỉnh trong tương lai không xa.
Nơi cao nguyên đá kỳ vĩ và khoáng đạt, là quê cha đất tổ của hai dân tộc bản địa đã sinh sống hàng ngàn năm với số dân ít ỏi. Song, các giá trị truyền thống ngàn năm nay vẫn bền bỉ chảy trong huyết quản của cộng đồng, tạo nên những nếp sống và nền văn hóa hết sức đặc thù và đa dạng. Đặc biệt là vào ngày Tết, mỗi dân tộc lại có một phong tục độc đáo và đôi khi... kỳ lạ. Những dịp được đón Xuân cùng bà con đã cho tôi những câu thơ thật đẹp: “Đường biên cương đường hoa đường mật. Khắc vào không gian một hình dung rất thực. Đường nào ngọt bền bằng lòng dạ biên cương”.
Rừng thiêng có vai trò quan trọng trong đời sống hằng ngày cũng như trong đời sống tâm linh của người dân tộc Pu Péo ở Hà Giang. Hằng năm, người Pu Péo thường tổ chức lễ cúng thần rừng. Trong lễ cúng, lời thề giữ rừng đã được đưa ra, cho thấy, với người Pu Péo, mỗi cánh rừng được coi như một cấm địa, không ai được xâm phạm, chặt phá tùy tiện. Ngoài tín ngưỡng linh thiêng, lễ cúng thần rừng còn là dịp giáo dục ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên, duy trì việc trồng cây gây rừng trong đời sống của người Pu Péo nơi địa đầu Tổ quốc.
Vừa ràng lại dây buộc mũi trâu, ông Lương Ngọc Bá (xã Hương Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) vừa tự hào nói: “Đây là con trâu bắt được nhanh nhất của tui đó”. Cái nhanh ông nói cũng mất gần 2 tuần cả trâu lẫn người đánh vật với nhau. Nhìn con trâu mộng đen bóng cứ tưởng là loài trâu rừng, nhưng kỳ thực, đó là giống trâu nhà được thả rông giữa đại ngàn. Mỗi lần bắt, người dân lại phải thuê những cánh săn trâu lão luyện như ông Bá lên rừng bắt trâu.
Thời gian qua, nhiều gia đình người dân tộc Mông ở xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã từ bỏ bản làng di cư tự do đến nhiều địa phương khác nhau và ra nước ngoài, gây ra nhiều hệ lụy về mất an ninh trật tự ở khu vực biên giới. Đáng chú ý, nhiều trường hợp di cư tự do đã vấp phải những khó khăn trên vùng đất mới, nhiều gia đình con em của họ không được đến trường, chăm sóc sức khỏe về y tế cũng như không được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi.
Để lên được điểm trường xã Bát Mọt, sát cửa khẩu Khẹo của biên giới Việt – Lào, thuộc huyện Thường Xuân, cách thành phố Thanh Hóa 130km về phía Tây, đoàn công tác của chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ thật nhiệt tình của những người lính Đồn Biên phòng Bát Mọt, BĐBP Thanh Hóa. Họ, người nhiều nhất 51 tuổi, người trẻ nhất mới 18-19 tuổi, gương mặt còn trẻ thơ, hiền ngoan như học trò, họ đã để lại những suy ngẫm dài hơn cả chuyến đi 600km. Đời lính trấn thủ lưu đồn lại miên man như làn mây trắng, da diết niềm quan san...