Ngày 30/6, Đảng ủy - Chỉ huy Cục Hậu cần BĐBP tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2022. Thiếu tướng Nguyễn Đức Mạnh, Phó Tư lệnh BĐBP đến dự, phát biểu ý kiến chỉ đạo.
Tháng 6 là thời gian cao điểm nắng nóng tại miền Bắc, tạo điều kiện cho các dịch bệnh phát sinh. Nhận thức rõ được điều này, ngành hậu cần BĐBP Thái Bình đã có nhiều biện pháp để chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa Hè, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), nâng cao sức khỏe cho bộ đội thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
Khi nghĩ về hình ảnh nhà báo, tôi liền liên tưởng đến người thầy thuốc. Cả hai cùng “chữa bệnh cứu người”. Nếu như người thầy thuốc chữa những “ung nhọt” của cơ thể, giải phẫu để cắt đi những khối u ác tính, thì nhà báo lại chữa những “ung nhọt” của cái ác, cái xấu trong đời sống xã hội, cắt đi những khối u nhiễm độc tố với những căn bệnh mà khó có máy móc tinh vi nào phát hiện được ngoài nghiệp vụ chuyên môn, bản lĩnh và cái tâm trong sáng của nhà báo.
Trong những năm gần đây, thiên tai diễn biến phức tạp, cực đoan và gia tăng yếu tố dị thường. Tần suất xuất hiện các loại hình thiên tai cực đoan dày hơn, gây thiệt hại rất nặng nề. Diễn biến bất thường của thiên tai đặt ra yêu cầu cần phải chủ động hơn, sẵn sàng hơn trong công tác phòng chống và tăng cường giải pháp thích ứng an toàn.
Báo chí Việt Nam vừa đồng loạt đăng tải thông tin về chị Nguyễn Thị Thanh Nhã, người phụ nữ Việt Nam đầu tiên chinh phục Nóc nhà thế giới là đỉnh Everest nằm trên dãy Himalaya, cao 8.849m. Trên đường về Việt Nam, cô gái thế hệ 8X đã chia sẻ với phóng viên Báo Biên phòng cảm nhận về sự biến đổi khí hậu trên dãy núi hùng vĩ liên quan tới mực nước biển dâng.
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh phòng ngừa thiên tai, sự cố; tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo phương án đã xây dựng trước mùa mưa lũ.
Theo dự báo, thiên tai từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, công tác phòng, chống thiên tai sẽ cần tập trung vào giảm thiểu thiệt hại, tăng cường giải pháp thích ứng an toàn.
Chủ đề Tuần lễ Quốc gia năm 2022 là “Cộng đồng bền vững, thích ứng thiên tai” với mục tiêu nâng cao tinh thần, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương và sẵn sàng các phương án ứng phó với thiên tai (TT), đặc biệt là mùa mưa bão năm 2022; tăng cường công tác thông tin, truyền thông nâng cao năng lực cộng đồng về phòng, chống thiên tai (PCTT) đến người dân tại cở sở.
Thời gian qua, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc luôn duy trì, phát triển ổn định trên tất cả các lĩnh vực và đạt được nhiều tiến triển mới. Đặc biệt, hợp tác Quốc phòng là một trong những trụ cột của quan hệ hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc. Trong đó, Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc được tổ chức trong 6 năm qua đã thực sự trở thành điểm sáng trong quan hệ hợp tác Quốc phòng giữa hai nước.
Do thiếu nhận thức và lầm tưởng về tác dụng bị thổi phồng của các bài thuốc cổ truyền từ động vật hoang dã (ĐVHD) nên nhiều người vẫn lùng mua các sản phẩm như mật gấu, cao hổ, sừng tê giác, vảy tê tê… mà không biết chúng đều là các sản phẩm bất hợp pháp và không có công dụng thần dược như quảng cáo, thậm chí còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh từ việc trực tiếp sử dụng và mua bán chúng. Ở một khía cạnh khác, việc sử dụng sản phẩm từ động vật trực tiếp làm gia tăng hoạt động tội phạm săn bắt, mua bán trái phép ĐVHD khiến nhiều loài đã biến mất, một số loài bị đe dọa tuyệt chủng.
Trên những nẻo đường tuần tra của BĐBP hôm nay, bản làng đang thay da, đổi thịt. Nhiều công trình mới mọc lên. Nhiều ngôi nhà từ chương trình “Mái ấm biên cương” còn thơm mùi vôi mới. Mây trôi bảng lảng, đây đó vẫn còn những bông tuyết vương trên cành cây, ngọn cỏ. Tiếng khèn dặt dìu, khói bếp nhà ai thơm mùi cơm mới. Những nương cải vàng, tam giác mạch, những hoa đào, hoa mận, hoa lê đua nhau khoe sắc. Tất cả như bức tranh được tạo nên trên dải biên thùy.
Chúng tôi theo chân Trung tá Mai Xuân Trường và tổ công tác thuộc Đồn Biên phòng Roòn, BĐBP Quảng Bình xuống làng biển Quảng Đông, nơi có nhiều hộ gia đình sinh sống và mưu sinh bằng nghề hái “lộc biển”. Vào những ngày mùa Đông buốt giá, biển động, từng cột sóng lớn đập vào ghềnh đá tung bọt trắng xóa, cũng là lúc các loài rong biển sinh sôi. Vào thời điểm đó, người dân ở xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) lại rủ nhau ra những ghềnh đá ở quanh vịnh Hòn La để hái rong biển. Nghề hái rong biển mang về nguồn thu nhập khá cho nhiều ngư dân lúc biển động, nhưng đây thật sự là một nghề nhọc nhằn, đầy nguy hiểm…
Tháng Ba về rỗng trời, bồ rỗng thóc, cánh đồng miên man, xanh rì màu lá mạ, gió thổi mênh mông. Chao ôi, tháng Ba của mẹ tôi ngày giáp hạt, “Ngày 8 tháng 3”. Bao tưng bừng mẹ đã lo toan góp nhặt, mở ra cho Tết con cháu sum vầy. Và bây giờ thì lúa ngoài đồng đang đẻ nhánh, rau màu mùa lạnh đã tàn và cây trái trong vườn đang nhú nụ, đã qua mùa quả dâng người, chỉ còn thấp thoáng nụ và bông.
Phà 8, dốc Bò, ngã ba Suối Đôi là những địa danh nằm trên cung đường tuần tra biên giới do Đồn Biên phòng (BP) Ia Chía, BĐBP Gia Lai quản lý. Đây cũng là một trong những điểm cuối của con sông Sê San trước khi “uốn mình” trên ghềnh đá chảy sang đất bạn Campuchia.
Những ngày đầu năm Nhâm Dần 2022, tiếng búa, tiếng đe đã vang lên ở làng rèn Minh Thành, xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Làng rèn hơn 300 năm này cũng là quê hương của cố Trung tướng Phạm Kiệt, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, Tư lệnh kiêm Chính ủy Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP). Ngày đầu Xuân, chúng tôi về thăm làng rèn, nghe người dân kể và tự hào về người con làng rèn.