Trong kháng chiến, chính quyền, nhân dân các dân tộc xã Nâm Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông đồng lòng theo Đảng làm cách mạng, trở thành Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Sau khi thống nhất đất nước, đồng bào các dân tộc nơi đây đồng lòng cùng chính quyền tập trung phát triển kinh tế, xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống, xây dựng Nâm Nung ngày càng giàu đẹp. Những rẫy cà phê, tiêu, cao su và các loại cây ăn quả đã phủ xanh mảnh đất một thời bom đạn.
Nhiều năm qua, đồng bào các dân tộc trên địa bàn xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk luôn đồng hành cùng BĐBP giữ gìn an ninh biên giới bằng những hoạt động phối hợp thiết thực. Nhờ đó, ý thức, trách nhiệm chung tay bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia của người dân xã vùng biên ngày càng nâng cao, góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh chinh trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Mô hình du lịch thân thiện với voi tại Đắk Lắk đang có những chuyển biến tích cực. Những hành động đẹp, thân thiện, gần gũi đã và đang dần thay thế du lịch cưỡi voi và các hoạt động du lịch làm ảnh hưởng đến phúc lợi của voi.
Khu trung tâm xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum vào buổi sáng trung tuần tháng 12/2020 có điều gì đó diễn ra rất khác lạ. Mặc dù thời điểm này, đại dịch Covid-19 đang bùng phát, nhiều khu vực bị phong tỏa, nhưng hàng trăm con người vẫn đổ về đây để tham dự phiên tòa lưu động xét xử tội phạm ma túy.
Những năm qua, tình trạng đồng bào người Mông Nghệ An di cư trái phép sang Lào đã làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế trên địa bàn biên giới. Hệ lụy của di cư đã làm cho nhiều hộ gia đình rơi vào hoàn cảnh không nhà cửa, không đất sản xuất. Sau thời gian di cư trái phép trở về, họ trở thành những người ở tạm trên chính bản làng của mình.
Những tác phẩm mỹ nghệ được chế tác từ cây cà phê với nhiều sắc thái, câu chuyện đậm chất văn hóa truyền thống tại Hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê năm 2023 tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã để lại cho người dân và du khách những ấn tượng đẹp. Bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đã thổi hồn vào thớ gỗ, biến những gốc cây cà phê xù xì thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Phụ trách địa bàn gồm 10/18 bản thuộc xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, với 318 hộ/1.518 nhân khẩu, phần lớn là đồng bào dân tộc Ma Coong, thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cà Roòng, BĐBP Quảng Bình đã có nhiều giải pháp hiệu quả để nâng cao đời sống cho người dân. Qua đó, tạo động lực, niềm tin để bà con chăm lo lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, dựng xây cuộc sống ấm no, hạnh phúc giữa đại ngàn Trường Sơn.
Những năm qua, thực hiện khẩu hiệu “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, cùng với những việc làm cụ thể, thiết thực, phù hợp với tình hình địa bàn, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế (CKQT) La Lay, BĐBP Quảng Trị đã tham gia xây dựng, củng cố hệ thống cơ sở chính trị vững mạnh ở địa bàn biên giới, nâng cao đời sống nhân dân. Những việc làm của các anh xuất phát từ trách nhiệm, tình cảm mong muốn sẻ chia của người lính mang quân hàm xanh với bà con các dân tộc Vân Kiều, Pa Kô… ở miền biên viễn.
Đó là ngôi làng còn giữ lại được nhiều nét nguyên sơ nhất của người Mơ Nâm (một nhánh của dân tộc Xê Đăng). Khi sắc Xuân phủ xuống, ngôi làng hiện lên yên bình trong sương, trong nắng dịu lành mời gọi nhiều người.
Nếu cần tìm một chứng nhân nói về tình quân dân trên biên giới bên dòng Pô Cô thuộc xã Ia O, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) thì đó chắc chắn phải là giàlàng Kloong - ông Rơ Châm Hloăk. Nói như thế là bởi, kể từ ngày còn “ngủ trên lưng mẹ” đến nay - đã hơn 72 “mùa rẫy” đi qua, giàlàng Rơ Châm Hloăk vẫn gắn bó với ngôi làng thân thương của mình. Và đặc biệt, ông chính là một trong những học viên đầu tiên của lớp học xóa mù chữ do Đồn Biên phòng Ia O, BĐBP Gia Lai tổ chức cách đây hơn 30 năm về trước. Với giàlàng Kloong, những câu chuyện về người lính Biên phòng luôn là những kỷ niệm đẹp nhất…
Những ngày này, trên mọi miền Tổ quốc, từ cực Bắc giá lạnh, qua “khúc ruột” miền Trung, tới Tây Nguyên lộng gió, đến phương Nam rực nắng, đồng bào các dân tộc đang sống trong không khí tưng bừng, phấn khởi của Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” do BĐBP tổ chức chào đón Xuân Quý Mão 2023.
Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” Tết Quý Mão 2023 do Bộ Tư lệnh BĐBP phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực hướng về quân và dân nơi biên giới. Đặc biệt, sự hiện diện của đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, cùng các đại biểu tham dự các hoạt động trong chương trình đã tiếp thêm niềm tin, sức mạnh cho quân dân biên giới nơi đây đón một mùa Xuân mới an vui, đủ đầy.
Mặc dù thời tiết không thuận lợi, nhưng Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2023 do Bộ Tư lệnh BĐBP phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tại xã Hồng Vân (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã diễn ra thành công tốt đẹp. Một mùa Xuân ấm áp, nghĩa tình và đoàn kết quân dân là tiền đề, động lực để quân dân nơi biên giới sẵn sàng bước vào năm mới…
Một điều mà người làng luôn tự hào, đó là Kon Jơ Dri vẫn còn có căn nhà rông nguyên bản được xây từ năm 1977. Trở thành một trong những nhà rông đẹp nhất Tây Nguyên, và người dân phát triển văn hóa để làm du lịch xanh.
Khu vực biên giới Đắk Lắk gồm 4 xã thuộc hai huyện Ea Súp và Buôn Đôn, có 25 dân tộc thiểu số cùng sinh sống, trong đó chỉ có 4 dân tộc thiểu số tại chỗ (Ê Đê, M’Nông, Gia Rai, Lào). Cùng với các ban, ngành địa phương, Bộ chỉ huy BĐBP Đắk Lắk đã triển khai nhiều mô hình, việc làm thiết thực, hiệu quả giúp đồng bào dân tộc thiểu số “an cư lạc nghiệp” phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.