Nhiều năm qua, đồng hành cùng những người lính quân hàm xanh trên các cung đường biên giới tỉnh Cao Bằng, Hà Giang là các thế hệ giàlàng, trưởng bản và đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới. Họ chính là những “người lính không biên chế” luôn gắn bó cùng BĐBP trong tuần tra, bảo vệ đường biên, cột mốc.
“Nhiều bạn trẻ bỏ phố, về làng, khởi nghiệp bằng nông nghiệp. Nhưng nếu làm nông nghiệp không có niềm đam mê sẽ không có thành công” - Tô Linh Bình, chàng trai vừa đoạt Giải thưởng Lương Định Của cấp Trung ương mở đầu cuộc trò chuyện làm nông nghiệp sạch của mình chỉ đơn giản như vậy.
Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, đường lối, chính sách lớn có liên quan đến bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Nhờ vậy mà bản sắc văn hóa các dân tộc không những được gìn giữ, bảo tồn mà còn được phát huy, chuyển hóa thành các nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, cùng với sự phát triển về đời sống kinh tế-xã hội, quá trình hội nhập, giao thoa giữa các nền văn minh…, các giá trị văn hóa dân gian, truyền thống dân tộc đứng trước nguy cơ bị xói mòn, biến dạng, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, toàn diện và tiên tiến nhằm tiếp tục thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số hiệu quả hơn nữa.
Trong cảm thức trân trọng và xúc động, tôi đã đọc trọn vẹn 300 trang sách ngồn ngộn hơi thở cuộc sống trong tập phóng sự - ghi chép “Điểm tựa xanh biên cương” của nhà báo Nguyễn Viết Tôn, Phó Trưởng phòng Phóng viên, Báo Tin tức, Thông tấn xã Việt Nam. Có thể nói, đây là một cuốn sách nhiều tư liệu thời sự - chính luận quý, phản ánh thực tiễn những cống hiến của BĐBP - những người chiến sĩ gánh trên vai sứ mệnh quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia suốt hơn 64 năm qua.
Tại huyện biên giới Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, những lớp truyền dạy cồng chiêng, múa Tung tung da dá được thực hiện và duy trì thường xuyên, góp phần gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc Cơ Tu trên dãy Trường Sơn hùng vĩ.
Bước sang mùa Xuân thứ 87 của đời mình, Thiếu tướng Phạm Hữu Bồng, nguyên Tư lệnh BĐBP, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Cựu chiến binh Việt Nam vẫn luôn tự hào vì tuổi Đảng của ông vừa đúng bằng quá trình xây dựng và trưởng thành của lực lượng BĐBP (3/3/1959 - 3/3/2023).
Sau gần 34 năm, những thành tựu và giá trị cả về vật chất lẫn tinh thần mà “Ngày Biên phòng toàn dân” (3/3/1989 - 3/3/2023) mang lại thật khó có thể đong đếm, thống kê bằng những con số. Chỉ biết rằng, năm qua năm, cứ đến khi hoa lê nở trắng biên cương miền Bắc, hoa cúc quỳ vàng rực dãy Trường Sơn, bông hoa súng tím những dòng kinh miền Tây Nam Bộ và bờ biển gió chuyển hướng nồm Nam, mang hơi ấm và vị mặn xa khơi là lúc cấp ủy, chính quyền, các bộ, ban, ngành, lực lượng vũ trang và nhân dân cả nước nói chung, khu vực biên giới nói riêng lại nô nước đón chào “Tết Biên phòng” như một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong nhân dân về truyền thống đoàn kết, đấu tranh xây dựng và bảo vệ biên giới.
Đến Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên - nơi linh thiêng miền biên ải, trong lòng mỗi người dân đất Việt lại trào dâng ý thức bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn bờ cõi quốc gia.
Những năm qua, Hội Phụ nữ Thanh lịch thành phố Đà Nẵng đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể dục thẩm mỹ, tích cực góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và trở thành một nét đẹp trên hành trình xây dựng thành phố đáng sống.
Nói đến nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền Tây Nghệ An, nếu như người dân tộc Thái có nghề dệt thổ cẩm truyền thống, người Mông có nghề rèn, người Khơ Mú có nghề đan lát thì người Thổ có nghề đan võng gai truyền thống. Nghề đan võng gai không chỉ mang lại thu nhập cho bà con, mà còn là một di sản văn hóa phi vật thể đáng quý của đồng bào dân tộc Thổ.
Lễ hội Lùng Tùng còn được gọi là Lễ hội xuống đồng, đây là hoạt động tín ngưỡng mang tính chất nghi lễ nông nghiệp cổ xưa, mở đầu cho một mùa sản xuất mới.
Đã thành truyền thống, mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị BĐBP trên toàn tuyến biên giới, hải đảo lại chung tay cùng các đoàn thể, chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động chăm lo Tết cho người dân. Điểm nhấn là Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, với nhiều hoạt động thiết thực mang tới không khí đón Xuân vui tươi, lành mạnh, đoàn kết cho đồng bào các dân tộc khu vực biên giới trước thềm năm mới Quý Mão 2023.
Hơn nửa thế kỷ đi qua, tôi vẫn còn nhớ câu nói đầy tâm huyết của giàlàng Hồ Tơ, đảng viên thời tiền khởi nghĩa ở bản Cù Bai, xã Hướng Lập, huyện Vĩnh Linh (nay là huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị): “Chữ Bác Hồ đã khai tâm, khai trí cho dân tộc Pa Kô-Vân Kiều”…
Tục gọi hồn của người Thá; tục vỗ mông của người H’Mông, tục “bắt chồng” ở Tây Nguyên hay đi ăn trộm lấy may của người Lô Lô... là một số phong tục ngày Tết của các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Những ngày này, trên mọi miền Tổ quốc, từ cực Bắc giá lạnh, qua “khúc ruột” miền Trung, tới Tây Nguyên lộng gió, đến phương Nam rực nắng, đồng bào các dân tộc đang sống trong không khí tưng bừng, phấn khởi của Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” do BĐBP tổ chức chào đón Xuân Quý Mão 2023.