Khát vọng "trồng người" nơi đảo xa của Tổ quốc
Giữa ngàn khơi nơi xa nhất của Tổ quốc Việt Nam, vẫn có những đứa trẻ bi bô học chữ. Điều đó khẳng định rằng, ở đâu có chủ quyền, lãnh thổ Việt Nam, ở đó có sự nghiệp trồng người.
Giữa ngàn khơi nơi xa nhất của Tổ quốc Việt Nam, vẫn có những đứa trẻ bi bô học chữ. Điều đó khẳng định rằng, ở đâu có chủ quyền, lãnh thổ Việt Nam, ở đó có sự nghiệp trồng người.
Diễn đàn Kinh tế - Xã hội thống nhất và nhấn mạnh rằng cần phải “làm mới” các động lực tăng trưởng cũ, các động lực tăng trưởng truyền thống. Bên cạnh đó phải phát hiện, khai thác hiệu quả những động lực tăng trưởng mới.
Lên biên giới Lạng Sơn, tiết trời thu tháng 9 đỏng đảnh thoắt nắng mưa như hờn dỗi. Trong tôi cứ văng vẳng 4 câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên: “Ai đi biên giới cho lòng ta theo với/ Thăm ngàn lau chỉ trắng có một mình/ Bạt ngàn lau trắng ở tận cùng bờ cõi/ Suốt một đời cùng với gió giao tranh”. Quả thực, biên giới Lạng Sơn những ngày này bạt ngàn màu trắng xám của cỏ lau nở bung trong gió, như ngàn năm qua đã chứng kiến những thăng trầm của miền chiến địa phương Bắc.
Những năm qua, tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện tốt các chương trình, chính sách liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hoá đặc trưng của đồng bào Khmer. Đặc biệt, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ nguồn lực quan trọng và tiếp thêm động lực cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào gắn với phát triển du lịch.
Những ai đã từng một lần đặt chân đến hòn đảo tiền tiêu phía Đông Bắc Tổ quốc - đảo Cô Tô ngàn trùng sóng vỗ, chắc hẳn không khỏi bồi hồi xúc động khi đến thăm cột cờ chủ quyền Tổ quốc hiên ngang, sừng sững giữa biển trời Đông Bắc. Cột cờ ấy không chỉ khẳng định chủ quyền lãnh thổ, khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc, mà còn bồi đắp cho mỗi người tình yêu quê hương đất nước, tình yêu biển, đảo ở một nơi vô cùng đặc biệt - đảo Cô Tô - nơi cách đây 62 năm Bác Hồ đã về thăm.
Đêm 12/9, hỏa hoạn đã xảy ra tại nhà ở nhiều căn hộ, địa chỉ số 37, ngõ 29/70 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm nhiều người chết và bị thương. Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Thư thăm hỏi gửi Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Hà Nội. Báo Biên phòng trân trọng đăng toàn văn Thư thăm hỏi:
Với phương châm “Trao con chữ, truyền hy vọng”, năm 2022 và 2023, triển khai kế hoạch của Bộ Tư lệnh BĐBP về thực hiện Dự án “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường” giai đoạn 2021-2030, BĐBP Sóc Trăng đã chỉ đạo các đồn Biên phòng phối hợp với địa phương rà soát các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn khu vực biên giới biển để đề xuất cấp trên hỗ trợ. Đây là một hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc, tạo điều kiện, giúp đỡ những em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh có cơ hội để tiếp tục thắp sáng ước mơ được đến trường cùng với bạn bè đồng trang lứa, qua đó, thể hiện tình cảm gắn bó máu thịt giữa BĐBP với nhân dân trên địa bàn khu vực biên giới biển.
Hai chiến thắng trước U23 Đảo Guam và U23 Yemen đã giúp U23 Việt Nam nắm trong tay tấm vé dự Vòng chung kết U23 châu Á 2024. Về mặt kết quả, thầy trò huấn luyện viên Philippe Troussier đã hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, về mặt chuyên môn, những gì mà U23 Việt Nam đã thể hiện ở 2 trận đấu vừa qua rõ ràng không thể làm các cổ động viên hài lòng.
Từ nhỏ, em Lương Văn Dậu, sinh năm 2005, người dân tộc Khơ Mú, bản Piêng Luống, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An đã gặp nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Nhờ được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Nhôn Mai, BĐBP Nghệ An nhận đỡ đầu theo chương trình “Nâng bước em tới trường”, cậu học trò nghèo có cơ hội vươn lên học tập, hiện thực hóa giấc mơ “đặc biệt” từ thuở nhỏ.
Tỉnh Kon Tum có đường biên giới dài hơn 290km tiếp giáp với nước bạn Lào và Campuchia; khu vực biên giới gồm 99 thôn, làng thuộc 4 huyện biên giới là Đăk Glei, Ngọc Hồi, Sa Thầy, Ia H’Drai và có 24 dân tộc anh em sinh sống, trong đó, dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 80%. Là khu vực vùng sâu, vùng xa ở khu vực biên giới, trong nhiều năm qua mặc dù đời sống của nhân dân nơi đây đã có nhiều khởi sắc đi lên, song so với mặt bằng chung của cả tỉnh thì cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn.
Năm học mới 2023-2024, trẻ em nghèo vùng biên giới biển, đảo tỉnh Kiên Giang đến trường vui hơn nhiều so với những năm học trước. Các em có nhiều sách, vở, quần áo mới… do chính các cô chú BĐBP Kiên Giang trao tặng trước thềm năm học mới.
Những ngày qua, để giúp các nhà trường chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất cho năm học mới, cán bộ, chiến sĩ các đơn vị thuộc BĐBP Nghệ An đã chung tay cùng chính quyền địa phương hỗ trợ chu đáo về mọi mặt. Cùng với đó, những người lính mang quân hàm xanh cũng chăm lo cho các "Con nuôi đồn Biên phòng", các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn được đơn vị nhận đỡ đầu tự tin trở lại trường học sau thời gian nghỉ Hè.
Krông Pa là huyện vùng sâu, vùng xa nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Gia Lai, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 72% dân số, phong tục tập quán khác nhau, trình độ dân trí còn hạn chế, đời sống vật chất còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS còn cao. Theo báo cáo của UBND huyện Krông Pa, toàn huyện có 3.244 hộ nghèo, trong đó hộ nghèo DTTS là 2.991 hộ, chiếm 92,2% trong tổng số hộ nghèo toàn huyện.
Sự tàn khốc của chiến tranh đã khiến ông Lương Thanh An (xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) mồ côi mẹ từ lúc mới lọt lòng và gần 60 năm sau mới “gặp” cha ở Nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng. Luôn biết ơn được cha mẹ sinh thành và dưỡng dục đến ngày khôn lớn, bởi vậy mà suốt những năm qua, ông An cùng các con của mình luôn cố gắng “trọn hiếu, vẹn tình” với cả hai dòng họ Võ và Lương...
Ở xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, nhắc đến ông Hoàng Văn Nguyên, người cao tuổi có uy tín, hội viên Hội Cựu chiến binh (CCB), người dân trong xã ai cũng đều tin yêu, kính trọng, bởi suốt chặng đường dài người CCB ấy gắn bó với Cốc Mỳ - nơi được coi là quê hương thứ hai của ông. Ông Nguyên không chỉ đi đầu trong phát triển kinh tế hiệu quả, mà còn mẫu mực, quan tâm, chăm lo giáo dục thế hệ trẻ, góp sức xây dựng tổ chức Hội. Không những thế, ông còn có nhiều đóng góp quan trọng trong việc củng cố tổ chức cơ sở Đảng ở địa phương trong sạch vững mạnh, xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân.