Đường dây nóng: 0912011882 - (024) 39364407Thứ năm, 01/06/2023 08:21 GMT+7

Từ khóa: "giã cào bay"

Bình Thuận nỗ lực gỡ thẻ vàng

Bình Thuận nỗ lực gỡ “thẻ vàng”

Trong suốt 4 năm qua, với nhiều cách thức khác nhau cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền theo phương châm “mưa dầm thấm lâu”, tỉnh Bình Thuận đã có nhiều nỗ lực trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) để chung tay gỡ “thẻ vàng” thủy sản.

Hải đội trưởng luôn hết mình vì ngư dân

Hải đội trưởng luôn hết mình vì ngư dân

Tốt nghiệp Học viện Hải quân, chàng sĩ quan trẻ Lê Văn Hải về nhận công tác tại Hải đội 2 BĐBP Thừa Thiên Huế. Là thuyền trưởng, Phó Hải đội trưởng rồi trở thành người đứng đầu của đơn vị, Thiếu tá Lê Văn Hải được cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị “nể” không chỉ vì tác phong của người chỉ huy mà còn vì khả năng nhanh nhạy khi tác chiến trên biển. Còn đối với bà con ngư dân trên địa bàn lại ghi nhận về tấm lòng của anh qua mỗi đợt hỗ trợ, cứu kéo tàu thuyền bị nạn trên biển.

Ứng phó bão Vamco khi vết thương chưa lành

Ứng phó bão Vamco khi "vết thương" chưa lành

Chính quyền và nhân dân các tỉnh miền Trung khắc phục chưa xong thiệt hại từ cơn bão số 9 thì bão số 13 ập vào. Người dân và chính quyền đã thực hiện phương châm 4 tại chỗ như thế nào? Phương án phòng, chống bão theo kinh nghiệm dân gian; phòng, chống bão cộng đồng là bài học cho các địa phương khác.

Truy bắt tàu giã cào khai thác thủy sản trái phép

Truy bắt tàu giã cào khai thác thủy sản trái phép

Ngày 6-5, Tổ tuần tra của Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An, BĐBP Thừa Thiên Huế phối hợp với tàu cá TTH 90666TS tuần tra trên biển, phát hiện 2 tàu giã cào bay đang có hành vi khai thác thủy sản trái phép.

Bình Thuận hoàn thành lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá trước ngày 15-6

Bình Thuận hoàn thành lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá trước ngày 15-6

Ngày 20-4, Đại tá Đinh Văn Sáu, Chính ủy BĐBP Bình Thuận cho biết, đến ngày 16-4-2020, tỉnh Bình Thuận có 1.103/1.949 tàu cá đã thực hiện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình VMS (đạt 56,7%). Trong đó, huyện đảo Phú Quý là địa phương thực hiện lắp đặt VMS đạt tỷ lệ cao nhất với 455/476 tàu, đạt 95,6%. Tiếp đến là thị xã La Gi với 385/714 tàu, đạt 53,9%; thành phố Phan Thiết có 145/462 tàu, đạt 31,4%; huyện Tuy Phong có 62/265 tàu, đạt 23,4%...

Trận địa thúng chai giữa Biển Đông (bài 3)

“Trận địa” thúng chai giữa Biển Đông (bài 3)

Nghề khai thác mực xà (mực khơi) được xếp vào “ngoại hạng” về sức chịu đựng sóng gió, kiên cường bám trụ 3 tháng liên tục và độ bao phủ rộng khắp vùng biển Việt Nam. Trở thành nghề “độc nhất vô nhị” trên thế giới, chỉ có người dân Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng... mới dùng thúng chai câu mực trong đêm ở giữa đại dương. Nghề khai thác mực xà Đà Nẵng đã bị “xóa sổ” hoàn toàn, còn lại Quảng Nam, Quảng Ngãi. Nếu như không có những chính sách hỗ trợ kịp thời thì e rằng, một ngày không xa, nghề khai thác mực xà sẽ biến mất.

Ngăn chặn kiểu hành xử giang hồ trên biển

Ngăn chặn kiểu hành xử “giang hồ” trên biển

Trong thời gian qua, trên vùng biển Tây Nam nói chung, vùng biển Cà Mau nói riêng, tình trạng tranh chấp ngư trường và đánh bắt hải sản mang tính “hủy diệt” diễn biến phức tạp. Đáng lo ngại là các vụ việc này dẫn tới những hành xử theo kiểu “giang hồ” gây bức xúc và lo lắng cho nhiều ngư dân. Trước thực trạng đó, BĐBP Cà Mau đang triển khai nhiều biện pháp đấu tranh, ngăn chặn.

Bình Thuận: Đẩy nhanh lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá

Bình Thuận: Đẩy nhanh lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tuấn Phong vừa yêu cầu các sở, ngành, địa phương hoàn thành việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên theo lộ trình của Chính phủ, đồng thời gắn với yêu cầu quản lý các nghề khai thác có tính đặc thù của địa phương.

Giải cứu nghề đánh bắt cá ngừ đại dương

“Giải cứu” nghề đánh bắt cá ngừ đại dương

Gần 20 năm qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức rất nhiều hội nghị, hội thảo bàn về câu chuyện phát triển nghề câu cá ngừ đại dương bền vững. Còn trên thực tế, ngư dân vẫn đang phải “bấm bụng” sản xuất, toàn bộ chi phí bị hao hụt đến 40% sau thu hoạch. Để “giải cứu” nghề đánh bắt cá ngừ đại dương, cần phải giải quyết ba vấn đề căn bản nhất: Đó là, bảo quản tốt chất lượng cá ngừ sau thu hoạch; đảm bảo giá thu mua tại cảng và thị trường xuất khẩu. Nếu không có giải pháp đồng bộ, hàng nghìn chiếc tàu kiên cường bám đại dương sẽ có nguy cơ nằm bờ dài hạn.

Tặng cờ Tổ quốc giữa trùng khơi

Tặng cờ Tổ quốc giữa trùng khơi

Tàu BP 48-98-01 hụ một hồi còi dài và tiến sát về phía tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đang đánh bắt trên biển để tuyên truyền pháp luật, sau đó tặng cờ Tổ quốc cho bà con. Ánh mắt của mỗi ngư dân đều ánh lên niềm vui hân hoan khi nhận cờ. Việc tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân trên biển luôn được Hải đoàn 48 BĐBP tổ chức trong những ngày hành trình xuôi ngược giữa biển khơi.

Biển đói do ai? (bài 2)

“Biển đói” do ai? (bài 2)

“Biển đói” là một cụm từ cửa miệng của ngư dân. Nguồn lợi thủy sản không phải vô tận, mấy chục năm qua, tình trạng khai thác theo kiểu “tận thu - tận diệt” không có kiểm soát hữu hiệu, là một trong những nguyên nhân làm cho “biển đói”. Đã đến lúc phải “quy” trách nhiệm người đứng đầu hành chính địa phương, theo quy định của pháp luật.

Những làng chài âm dương nghịch chiều

Những làng chài “âm dương nghịch chiều”

Tháng 5, nắng như đổ lửa xuống Thừa Thiên Huế, tôi chạy xe về các xã ven biển thuộc huyện Quảng Điền, Phú Vang. Đây là 2 huyện bọc xung quanh hệ đầm phá lớn nhất của Đông Nam Á mang tên Tam Giang - Cầu Hai đông đúc dân quần cư bên 2 cửa biển Thuận An và Tư Hiền. Có thể vì vị trí địa lý đặc biệt như vậy mà nơi này bỗng dưng nổi danh gần đây về việc xây dựng những khu lăng mộ xa hoa bạc tỉ trong những làng chài nghèo mà ngư dân thường không gom đủ chi phí ngư lưới cụ cho những chuyến khơi xa.

Cung phụng chủ tàu cá

“Cung phụng” chủ tàu cá

Mỗi chiếc tàu đánh cá chuẩn bị ra khơi, chủ tàu phải bỏ ra mấy trăm triệu đồng mua sắm phí tổn: Dầu, nước đá, lương thực... Khi tàu quay về cập cảng, có hàng chục tấn hải sản bán ra thì từ ông bán dầu đến bà bán rau ở chợ thường xuyên hỏi han, chăm sóc, có thái độ “cung phụng” tốt nhất đối với các ông chủ tàu. Họ là những người làm “dịch vụ hậu cần nghề cá”.

Cuộc đua đổi chóng

Cuộc đua đổi chóng

Làng chài Cửa Đại Cổ Lũy ở tỉnh Quảng Ngãi có gần 1.000 tàu cá làm nghề giã cào. Làng chài “lên đỉnh” từ năm 2015 thì đến năm 2017 bắt đầu liêu xiêu trong bão nợ vì các nguyên nhân: Đánh bắt tận diệt, tàu giã cào Trung Quốc lấn át ngư trường... Câu chuyện về làng chài ở Cửa Đại Cổ Lũy sẽ giúp các địa phương rút kinh nghiệm, chú trọng vào việc phát triển nghề biển bền vững.

Tiếng kêu cứu từ vịnh Vân Phong

Tiếng kêu cứu từ vịnh Vân Phong

Ở trên bờ, giá đất tăng nóng và người dân bàn tán râm ran chuyện Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong (huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa). Ở vùng nước vịnh Vân Phong, có muôn kiểu khai thác thủy sản theo kiểu hủy diệt. Nếu không có biện pháp mạnh tay, vịnh Vân Phong tiềm ẩn những vấn đề an ninh trật tự trên biển rất phức tạp.

ZALO