Ở Thanh Khê Tây (quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng), việc cấp ủy, chính quyền địa phương và đồn Biên phòng phối hợp tổ chức Ngày hội Biên phòng toàn dân luôn được duy trì thường niên và gắn với phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”. Bằng nhiều hình thức phong phú, thế trận Biên phòng toàn dân luôn hiện hữu trong mỗi hoạt động đời sống của người dân ở phường biên giới biển này.
Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, BĐBP còn là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh và tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.
Sáng 26-2, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức hội nghị giao ban tháng 2-2021 dưới sự chủ trì của Thiếu tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh BĐBP. Dự hội nghị giao ban có Trung tướng Đỗ Danh Vượng, Chính ủy BĐBP; cùng các đồng chí lãnh đạo Bộ Tư lệnh BĐBP.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 24-2 đã họp trao đổi về tình hình bạo lực tiếp diễn tại Cộng hòa Trung Phi với sự tham dự của Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách hoạt động gìn giữ hòa bình Jean Pierre-Lacroix.
Việc gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) vì khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) không chỉ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy sản, phát triển kinh tế Việt Nam mà đây còn là cơ hội để tái cấu trúc lĩnh vực thủy sản theo hướng bền vững, hiện đại; đồng thời, giữ hình ảnh và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Để thực hiện được điều đó, rất cần sự chung tay vào cuộc của từng đơn vị, địa phương trong cả nước. Cà Mau là một địa phương điển hình.
Sáng 21-2, Thiếu tá Nguyễn Hoang, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa Đại, BĐBP Quảng Nam cho biết, đơn vị đang phối hợp với Đồn Biên phòng Cù lao Chàm và các ngư dân của thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam triển khai lực lượng tìm kiếm ngư dân mất tích trên biển.
Những năm qua, BĐBP thành phố Đà Nẵng đã luôn sát cánh với các địa phương trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ nhân dân, nhất là bà con ngư dân trong hành trình vươn khơi khai thác hải sản. Bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa, BĐBP thành phố Đà Nẵng đã trở thành điểm tựa vững chắc giúp ngư dân yên tâm bám biển, bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương... Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn Đại tá Trần Công Thành, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng BĐBP thành phố Đà Nẵng.
Sáng 17-2, tại cảng Phan Thiết (Bình Thuận), Đồn Biên phòng Thanh Hải, BĐBP Bình Thuận tổ chức tiếp nhận, sơ cứu ban đầu và vận chuyển 2 người gặpnạn trên biển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận để tiếp tục điều trị. BĐBP Bình Thuận đang tổ chức lực lượng tiếp tục tìm kiếm 5 nạn nhân đi trên tàu cá BTh 89272 Ts đang mất tích trên biển.
Ngày 17-2, Thiếu tá Lê Tuấn Phong, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Thổ Châu, BĐBP Kiên Giang cho biết, đơn vị vừa phối hợp cứu hộ kịp thời tàu cá cùng 3 thuyền viên gặpnạn trên biển.
Sáng 12-2 (tức mùng Một Tết Tân Sửu), Bộ Quốc phòng đã tổ chức giao ban phiên đầu năm với hình thức trực tuyến và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng trong toàn quân. Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (BQP) chủ trì buổi giao ban.
Hiện nay, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đang tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28/9/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia một cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, trong đó, đặc biệt chú trọng xây dựng BĐBP cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số thành phần tiến thẳng hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới. Để làm rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh BĐBP. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Trận lũ quét kinh hoàng xảy ra vào tháng 10-2020, đã khiến cho nhân dân ở xã biên giới Hướng Việt, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị phải gánh chịu tổn thất nặng nề. Ngay sau khi lũ đi qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hướng Lập, BĐBP Quảng Trị, chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm đã sát cánh cùng nhân dân khẩn trương khắc phục hậu quả. Xuân về, trong bộn bề khó khăn, nhưng người dân biên giới đang được đón cái Tết ấm áp, nghĩa tình.
Quản trị biển bằng công nghệ 4.0 là xu thế chung trên thế giới và đã thể hiện được tính ưu việt phục vụ phát triển bền vững. Bắt nhịp xu thế, Đảng và Nhà nước ta đặt mục tiêu phát triển kinh tế biển với cách quản trị theo chuẩn mực quốc tế. Điều đó có nghĩa, quản trị biển bằng công nghệ hiện đại không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực để phát triển kinh tế biển, quản trị tài nguyên biển một cách hiệu quả nhất.
Nằm trên vùng “Tam giác phát triển” 3 nước Đông Dương, tỉnh Gia Lai có đường biên giới dài hơn 90km, tiếp giáp với tỉnh Rattanakiri (Vương quốc Campuchia). Khu vực biên giới tỉnh hiện có 50 thôn làng thuộc 7 xã, 3 huyện với tổng dân số gần 50 ngàn người, với nhiều thành phần dân tộc anh em sinh sống. Những năm qua, tỉnh Gia Lai đã có nhiều chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con nhân dân vùng biên giới. Trong “bức tranh” sống động đó có dấu ấn đậm nét của những người lính Biên phòng...
Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đang đến gần, trong khi đó, đại dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Đây chính là thời điểm tình hình nhập cảnh trái phép có sự gia tăng đột biến, gây rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới cũng như phòng, chống dịch Covid-19 của lực lượng chức năng. Trong những ngày này, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế (CKQT) Lao Bảo, BĐBP Quảng Trị đang phải “căng mình” vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, triển khai lực lượng, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả và ngăn chặn tình trạng vận chuyển, mua bán, sử dụng pháo nổ trái phép.