Hơn 5.000 bài thi từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã được gửi về Ban Tổ chức Cuộc thi Tìm hiểu biên giới tỉnh Kon Tum và 60 năm Ngày Truyền thống BĐBP Kon Tum (8/10/1963-8/10/2023) là con số vô cùng ấn tượng. Nhiều bài dự thi được đầu tư cả về nội dung lẫn hình thức cho thấy, tình yêu dành cho biên giới luôn đong đầy và hình ảnh người lính Biên phòng luôn mang lại những xúc cảm bất tận.
Những tập đầu của bộ phim “Cuộc chiến không giới tuyến” bắt đầu khởi chiếu trên sóng VTV khung “giờ vàng” đã thu hút sự quan tâm của công chúng, bởi cốt truyện sinh động, hấp dẫn về người lính Biên phòng, với sự tham gia diễn xuất của dàn diễn viên nổi tiếng. Trong bộ phim này cũng chứng kiến sự “lột xác” của các diễn viên khi thủ những dạng vai mà trước đây họ chưa từng đóng.
Y tế cơ sở có tầm quan trọng, được ví như “tuyến phòng vệ đầu tiên” trong hệ thống các đơn vị làm nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người dân. Trong đó, đội ngũ cán bộ y tế tại cơ sở đóng vai trò nòng cốt, đắc lực, tận tâm trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Vượt qua mọi khó khăn, không chỉ khám chữa bệnh, mà họ còn tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, thái độ, hành vi bảo vệ sức khỏe trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Bác sĩ đa khoa Ngô Gia Tự là một điển hình như vậy.
Không phải là nhu yếu phẩm, không phải cây, con giống, nhưng những món quà của Đồn Biên phòng Hướng Lập (BĐBP Quảng Trị) gửi tặng đồng bào Vân Kiều ở Hướng Lập, Hướng Việt (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) có ý nghĩa vô cùng đặc biệt, thiết thực nhân ngày Quốc khánh của đất nước. Khắp các bản làng, đâu đâu cũng cảm nhận được tinh thần tự hào dân tộc, từ đó, ý thức hơn việc cùng BĐBP gìn giữ an ninh trật tự thôn, bản và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
Hẹn hò đã lâu, vào một ngày cuối tháng 7/2023, tôi và nhóm bạn mới có dịp “mục sở thị” mảnh đất trong câu ca nổi tiếng “Anh yêu em Diêm Điền, hàng phi lao gió hát” và chiêm ngưỡng biển Vô cực. Đây là địa danh độc nhất trên suốt chiều dài 3.200km bờ biển ở nước ta với vẻ đẹp tự nhiên, lãng mạn, huyền ảo và đầy kỳ bí, khiến ai đặt chân đến nơi đây cũng không khỏi ngạc nhiên ngay lần đầu trông thấy.
Mẹ Việt Nam Anh hùng Căn Thung (thôn Ty Nê, xã A Bung, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) đã ngoài 100 tuổi, trí óc không còn minh mẫn, nhưng khi thấy những người lính mang sắc phục Biên phòng, mắt mẹ ánh lên niềm vui. Suốt những năm qua, những người con này luôn chăm sóc, lo lắng cho mẹ. Và tình cảm ấy như liều thuốc tinh thần giúp mẹ Thung “xoa dịu vết thương lòng" bởi chiến tranh tàn khốc.
Bản Sam Lang, xã biên giới Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh ĐiệnBiên từng là một nơi xa xôi, cách trở không có đường, không có điện, không có cầu treo. Nhưng nhờ được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Sam Lang hôm nay đã thay da đổi thịt, đem đến một cuộc sống mới cho đồng bào dân tộc Mông nơi đây.
Kỷ niệm Ngày Thương binh-Liệt sĩ năm ấy, khi đang là học viên Trường Đại học Biên phòng, tôi rủ người bạn đồng hương, cùng đơn vị đi viếng nghĩa trang liệt sĩ thị xã Sơn Tây. Lúc đầu, cậu bạn có vẻ khá ngạc nhiên vì lời đề nghị này. Nhưng sau khi nghe tôi thuyết phục về một việc làm tri ân, nhiều ý nghĩa, anh bạn đồng ý.
Đối với Nguyễn Văn Trọng Nghĩa (học viên lớp 23B, chuyên ngành Phòng, chống ma túy và tội phạm, Trường Cao đẳng Biên phòng), những ngày ở Đồn Biên phòng Chiềng Sơn, BĐBP Sơn La là quãng thời gian quý giá để đưa bài học từ giảng đường đến thực tế và “học việc” để trở thành người lính Biên phòng thực thụ. Trong mỗi câu chuyện Nghĩa kể, chúng tôi đọc được niềm vui pha lẫn tự hào trong ánh mắt và giọng điệu của chàng lính trẻ vốn dành rất nhiều tình yêu, đam mê cho sắc áo xanh Biên phòng.
Đứng chân trên địa bàn 2 xã đặc biệt khó khăn và phức tạp của huyện Nậm Pồ, tỉnh ĐiệnBiên là Vàng Đán và Nà Bủng, nhiều năm nay, cùng với hoàn thành tốt nhiệm vụ gìn giữ, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Nà Bủng luôn phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương giúp dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, góp phần củng cố và xây dựng tình đoàn kết quân dân nơi phên dậu Tổ quốc.
Từ nguồn vốn Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tương Dương hỗ trợ, Đồn Biên phòng Nhôn Mai, BĐBP Nghệ An trích thêm quỹ đơn vị triển khai một số mô hình sinh kế quân dân kết hợp với mục đích giúp các hộ gia đình nghèo phát triển kinh tế. Bước đầu thực hiện, các hộ gia đình có công ăn việc làm, thu nhập ổn định, yên tâm bám bản làng, sát cánh cùng BĐBP bảo vệ đường biên, mốc quốc giới, đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn.
Mới vậy mà đã 48 năm. 48 năm, ngày 30/4 trở thành ngày lễ trọng đại của đất nước; 48 năm, ngày 30/4 tràn ngập cờ hoa và nắng vàng; ngày của những nụ cười và nước mắt; ngày của đoàn tụ khi đất nước vỡ òa trong niềm vui toàn thắng.
Tự hào là những người bảo vệ an ninh biên giới trên mảnh đất cực Tây của Tổ quốc, đoạn ngã ba biên giới giáp với Trung Quốc và Lào, những năm qua, các chiến sĩ “quân hàm xanh” ở huyện Mường Nhé, tỉnh ĐiệnBiên luôn làm tốt công tác phối hợp với người dân trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới và phát triển kinh tế, xã hội. Mặc dù số hộ nghèo còn chiếm tới hơn 60%, song mảnh đất miền đất cực Tây này đang từng bước chuyển mình hứa hẹn trở thành “điểm sáng” về kinh tế, chính trị, văn hóa và quốc phòng, an ninh ở vùng đất “Ngã ba biên”.
Sau hơn 10 năm bị tiểu đường, các biến chứng dần xuất hiện khiến sức khỏe và cuộc sống của bác Đỗ Thị Hợp (65 tuổi, Hải Phòng) bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các cơn tê bì châm chích tay chân, đau như kim đâm trên da cùng tình trạng co cứng cơ, chuột rút về đêm khiến bác chẳng có được 1 giấc ngủ trọn vẹn.
Hiện nay, tại một số tỉnh phía Nam, nghề biển đang đối mặt với vô vàn khó khăn do nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, thu nhập từ nghề biển không cao, trong khi đó, một số tàu cá kéo dài phiên biển đến “ngạt thở” (4-5 tháng mới vào bờ để giảm phí tổn). Vì vậy, nhiều lao động không mặn mà với nghề biển. Từ đó, các chủ tàu phải sống chết với bài toán “kiếm bạn chài bằng mọi giá”dẫn đến nhiều hệ lụy.