Các hoạt động của Hoàng Thái tử và Công nương Nhật Bản tại Hà Nội đã góp phần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị, giao lưu nhân dân giữa hai nước nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam-Nhật Bản.
“Ông Cao Xuân Xiêm, sinh năm 1961, người dân tộc Chứt, hiện đang nuôi đàn bò 80 con, là người mở đường làm kinh tế hộ gia đình ở vùng biên giới xã Dân Hóa. Ông có người con trai học bác sĩ, bây giờ đang làm Trưởng trạm y tế xã. Tấm gương của gia đình ông Xiêm đã truyền cảm hứng cho nhiều gia đình khác ở trong vùng làm theo”.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do vị trí đóng quân trên vùng đất cát bị nhiễm mặn, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, nhưng với các biện pháp đồng bộ, hiệu quả, thời gian qua, Đồn Biên phòng Đa Lộc, BĐBP Thanh Hóa vẫn luôn triển khai tốt công tác tăng gia sản xuất, không ngừng nâng cao đời sống cho cán bộ, chiến sĩ (CB, CS) trong đơn vị.
Bệnh u tuyến giáp vôi hóa ngày càng trở nên phổ biến, ước tính cho thấy có tới 60% người trên 60 tuổi gặp phải tình trạng này. Sự xuất hiện của khối u có thể cho thấy chức năng tuyến giáp bị rối loạn và trong một số trường hợp là dấu hiệu của ung thư tuyến giáp.
Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho rằng tình trạng buôn bán gia cầm trái phép là nguyên nhân dẫn đến các chủng virus cúm gia cầm và các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.
Chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Fidel Castro vào tháng 9/1973 là một sự khích lệ to lớn đối với các nhà lãnh đạo, quân đội và nhân dân Việt Nam cả ở miền Bắc lẫn miền Nam.
Thời gian qua, công tác chăm lo đời sống, phát triển kinh tế, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Bạc Liêu, nhất là các hộ có hoàn cảnh khó khăn luôn được cấp ủy đảng, chính quyền các cấp quan tâm thực hiện tốt các chính sách của Đảng và nhà nước như hỗ trợ xây nhà ở, vốn sản xuất kinh doanh; đào tạo nghề, giới thiệu việc làm... Qua đó góp phần làm cho đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS ngày càng đổi thay, phát triển.
Khi thì là người lãnh đạo, lúc lại là anh “kỹ sư nông nghiệp”, có khi lại là người bạn tâm tình, người con yêu quý của bản... Đó là những gì mà Thiếu tá Trương Tấn Hợp, nhân viên Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Cồn Roàng, BĐBP Quảng Bình đã và đang học tập theo gương Bác mỗi ngày để góp sức mình giúp bà con đồng bào Ma Coong trên địa bàn biên giới xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch đổi thay cuộc sống.
Nhờ được hưởng lợi chính sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) rất ít người của Chính phủ, dân tộc Lự ở xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu đã tập trung phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, cuộc sống ngày càng khởi sắc.
Người mà chúng tôi muốn nói tới ở đây là chị A Lăng Trí là người dân tộc Tà Riềng, năm nay 47 tuổi, ở thôn Đắc Ốốc, xã La Dêe, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Không chỉ năng động, nhanh nhạy trong phát triển kinh tế gia đình, với vai trò là bí thư chi bộ thôn Đắc Ốốc, chị Trí còn là đầu tàu vận động bà con tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tham gia cùng BĐBP quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn an ninh biên giới.
Là vùng quê có truyền thống cách mạng, xã biên giới Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng đã có những bứt phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế -xã hội. Thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2030, địa phương này đang tận dụng các nguồn vốn nhằm phấn đấu đưa mức thu nhập và mức sống của người dân nơi đây lên chuẩn cao hơn.
Đóng quân trên địa bàn biên giới, nhiều năm nay, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Nhâm, BĐBP Thừa Thiên Huế đã trở thành điểm tựa tin cậy của người dân. Bằng tất cả tinh thần, trách nhiệm và tấm lòng, các cán bộ, chiến sĩ của đồn đã lặng thầm giúp cho miền phên dậu khởi sắc.
Những năm qua, khu vực biên giới đã được Đảng, Nhà nước và các địa phương quan tâm, đầu tư phát triển về nhiều mặt, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, do những điều kiện về địa lý tự nhiên, phong tục, tập quán, nên khu vực biên giới còn nhiều vấn đề bất cập, yếu kém so với các địa bàn khác như: hệ thống chính trị cơ sở nhiều địa phương chưa thực sự vững mạnh, có những tổ chức đảng và đảng viên trong vùng đồng bào dân tộc vừa mỏng, vừa yếu; còn nhiều thôn bản chưa đủ đảng viên để thành lập chi bộ; công tác phát triển đảng viên là người dân tộc khó khăn; đội ngũ cán bộ cơ sở ở một số địa phương chưa đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ...
Đóng quân tại địa bàn các xã biên giới, vùng biển, đảo với điều kiện địa hình, giao thông, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, song với tinh thần tự lực, tự cường, cán bộ, chiến sĩ (CBCS) các đồn Biên phòng trên hai tuyến biên giới của tỉnh Quảng Trị đã khắc phục khó khăn, phát huy nội lực, huy động các nguồn lực để phát triển mô hình tăng gia sản xuất (TGSX) tại đơn vị. Từ đây, có nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả đã tạo nguồn thực phẩm tại chỗ ổn định, đáp ứng nhu cầu hằng ngày và cải thiện, nâng cao đời sống cho CBCS tại các đơn vị.