Cùng sinh ra, lớn lên ở bản làng biên giới, cùng vượt núi băng rừng đi tìm con chữ, cùng một mục tiêu phấn đấu trở thành sĩ quan Biên phòng và nay lại cùng công tác một đơn vị là điểm chung của 3 sĩ quan trẻ người dân tộc Thái: Lò Văn Trang, Lò Văn Thắng và Tòng Văn Đức (Đồn Biên phòng Mường Lèo, BĐBP Sơn La). Ở nơi cuối trời biên cương, họ là những “chàng lính ngự lâm” đang nỗ lực hiện thực hóa ướcmơ của mình bằng cả khát vọng tuổi trẻ.
Đó là ngôi làng còn giữ lại được nhiều nét nguyên sơ nhất của người Mơ Nâm (một nhánh của dân tộc Xê Đăng). Khi sắc Xuân phủ xuống, ngôi làng hiện lên yên bình trong sương, trong nắng dịu lành mời gọi nhiều người.
Chẳng biết nguồn gốc viên ngói từ phương nào, nhưng cách nay chừng 40 năm có lẻ, bà con người Nùng Dín ở Tung Chung Phố (huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai) đã thấy người ta truyền cho nghề làm ngói đất để lợp lên mái nhà thay vì mái cọ, mái gỗ sa mộc. Tuy nhiên, ngày nay, nghề làm ngói truyền thống của người Nùng Dín không còn nữa.
Tuổi thơ không được may mắn như các bạn đồng trang lứa, nhưng Thượng sĩ Hà Chung Kiên, dân tộc Nùng, học viên Tiểu đoàn 3, Học viện Biên phòng luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để học tập giỏi, rèn luyện tốt, quyết tâm trở thành người sĩ quan Biên phòng “vừa hồng, vừa chuyên”.
Nhiều năm qua, Đại úy QNCN Nguyễn Viết Lam, phóng viên Báo Biên phòng đã trích một phần tiền lương, nhuận bút hằng tháng để hỗ trợ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, sinh sống ở khu vực biên giới được đến trường học tập.
Bây giờ, đến cái tuổi tôi thèm nghe những âm thanh có dư ba, có vang ngân, có da diết. Những thanh âm ấy được thanh lọc, được giao hòa với trời đất trẻ như thuở mới sinh ra và không bao giờ cũ kỹ. Có âm thanh ta nghe được bằng ký ức riêng của một vô thanh mà lay động lạ lùng. Có âm thanh ta cảm nhận được bằng trải nghiệm sống qua bao biến đổi thăng trầm. Cuộc đời sẽ có ý nghĩa hơn khi một ngày ta có thêm niềm vui nho nhỏ, khi sống hòa mình với thiên nhiên, dệt vào thiên nhiên những sợi nhớ, sợi thương. Và mưa tháng Giêng chính là cái sợi trong suốt, mềm mại neo giữ trong ta bao kỉ niệm.
Dựng nước đi liền với giữ nước, xây dựng gắn liền với bảo vệ Tổ quốc, đó là quy luật tồn tại và phát triển của đất nước Việt Nam. Qua các giai đoạn, thời kỳ lịch sử, các thế hệ người Việt Nam luôn biết tiếp nối truyền thống cha ông, chung sức, đồng lòng bảo vệ đất nước trước các thế lực ngoại xâm. Quy luật đó vẫn đúng, dù trong chiến tranh hay trong hòa bình, chủ quyền, lãnh thổ của Tổ quốc chỉ có thể được bảo toàn trọn vẹn khi có sự tham gia, vào cuộc của toàn dân.
Ngày 7/2, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ trao quyết định của Chủ tịch nước cho 7 sĩ quan làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Thiếu tá Trần Thái Sơn, Trưởng ban Tham mưu, Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Áng - Sơn Dương, BĐBP Hà Tĩnh vinh dự là một trong 7 sĩ quan có được niềm vinh dự đó.
Đi làm vào sáng sớm ngày đầu năm mới của mùa Xuân, ta có một niềm vui, niềm hân hoan, hạnh phúc rất khác lạ. Theo sự luân chuyển của thiên nhiên, năm mới là lúc mùa Xuân về tưng bừng, mang theo muôn vàn cảm xúc hứng khởi, tươi nồng cho con người, cho đất trời và muôn loài hoa cỏ.
Trên vùng núi cao giáp biên giới Lào của tỉnh Quảng Nam, có những ngôi làng thuộc 4 xã vùng cao khu 7 vốn nghèo khó. Nhưng gần 10 năm trở lại đây, đời sống người dân đã khởi sắc khi cửa khẩu được mở; cây lúa nước và các cây trồng đặc sản như sâm ba kích, đẳng sâm đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân vùng cao.
Những năm gần đây, những người theo dõi các nội dung chạy cự trung bình dài và marathon không còn xa lạ với hai anh em Đào Minh Thiện và Đào Minh Chí (các vận động viên của Đoàn Thể dục thể thao BĐBP), những vận động đã đạt được nhiều thành tích ấn tượng tại các giải đấu. Với khát vọng vươn lên, hai gương mặt trên được kỳ vọng sẽ có màn bứt phá mạnh mẽ tại các giải đấu trong năm 2023.
“Con nuôi đồn Biên phòng” - hình ảnh đã quá đỗi gần gũi, thân thương trong lòng mỗi người lính Biên phòng (BP) và nhân dân trên khu vực biên giới. Do đặc thù địa bàn, cũng như điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng đơn vị và gia đình, các đồn BP lựa chọn cách đồng hành sao cho hợp lý, vừa chăm lo tốt cuộc sống cho các cháu, nhưng vẫn phải bảo đảm ngày hai buổi đến trường trên cung đường gần nhất, thuận lợi nhất.
Được một lần đến Thủ đô Hà Nội, thăm Lăng Bác Hồ là mơước của Hồ Thị Nghin, kể từ khi được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay, BĐBP Quảng Trị nhận đỡ đầu theo Chương trình “Nâng bước em tới trường-Con nuôi đồn Biên phòng”. Em không ngờ rằng, chiếc xe đạp - quà tặng của những người lính Biên phòng Việt Nam không chỉ giúp đườngđến trường dễ dàng hơn, mà còn mang đến cơ hội cho cô gái nhỏ này “đi xa” hơn thế.
Năm 2023, nhà thơ dân tộc Tày Ngô Bá Hòa (sinh năm 1987) bước vào năm tuổi với niềm tin và hy vọng về những thành tích mới trong văn chương. Với anh, mảng đề tài về miền núi và dân tộc thiểu số từ lâu đã là nguồn cảm hứng bất tận cho những sáng tác của mình. Và anh đã kiên trì đi theo mạch cảm xúc ấy suốt 20 năm qua để tạo tiếng nói riêng, góp phần làm đa dạng và phong phú hơn văn học về đề tài này.
Hơn 5.000km biên giới trên đất liền, hơn 3.260km bờ biển cùng các đảo, quần đảo trọng yếu, tiền tiêu trên vùng biển rộng lớn hơn 1 triệu km2. Từ núi cao vực sâu đến biển cả mênh mông, sóng dữ. Từ mùa Đông lạnh giá đến mùa Hạ nắng cháy, bước chân của cán bộ, chiến sĩ BĐBP trên các miền biên viễn không ngưng nghỉ…, tuần tra, bảo vệ đường biên, cột mốc, duy trì hoạt động quản lý xuất, nhập cảnh, phòng chống tội phạm, giữ vững an ninh, trật tự và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Và mùa Xuân năm nay cũng vậy…