Từ ngày 26 đến ngày 29/9, tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, Đoàn đại biểu BĐBP 4 tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang (Việt Nam) phối hợp với Tổng trạm kiểm tra Biên phòng xuất nhập cảnh Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức Chương trình giao lưu văn hóa năm 2023.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định Việt Nam sẽ tăng cường phối hợp với Bulgaria để nâng cao hiệu quả hợp tác giữa hai nước trên tất cả các kênh: các chính đảng, Quốc hội, Chính phủ và giao lưu nhân dân.
Theo Chủ tịch Quốc hội, giữa biến đổi của thời cuộc và thăng trầm của lịch sử, sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp Việt Nam-Bangladesh là hằng số bất biến.
Đó không chỉ là nhận xét của đồng nghiệp, lãnh đạo cấp trên mà những ai đã tiếp xúc với chị Hoàng Thị Liễu, Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông huyện Than Uyên (tỉnh LaiChâu) đều có chung cảm nhận như vậy.
Nhìn trên bản đồ, biên giới chỉ là những nét vẽ ngắt khúc. Nhưng để có những nét vẽ đó, máu xương, mồ hôi, công sức của ông cha ta đã đổ xuống trong suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, để tạo nên hình dáng Việt Nam hôm nay. Trên dọc dài biên giới, những cột mốc quốc gia được làm bằng đá hoa cương, trên có gắn quốc huy của Việt Nam và nước láng giềng mang ý tưởng dáng hình cây tre sừng sững trên đỉnh cao hay dưới khe sâu, bên sông rộng, giữa rừng già... hàm chứa trong mình những câu chuyện đầy ý nghĩa về truyền thống lịch sử cha ông ta giữ đất biên cương và sự hy sinh không gì so sánh được của quân dân nơi đây đã làm nên những “khiên thép trấn biên”.
Phát triển văn hóa đọc nhằm nâng cao dân trí, góp phần xóa bỏ hủ tục, đồng thời bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Với vai trò và tầm quan trọng ấy, tỉnh LaiChâu đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ” và Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng”... Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về vai trò của sách, tri thức; ý nghĩa của văn hóa đọc đối với sự phát triển của xã hội.
Sau 28 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 10 năm triển khai quan hệ Đối tác Toàn diện, quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã có những bước tiến dài, phát triển sâu rộng, thực chất trên tất cả các lĩnh vực.
Tại các hội nghị ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, các đối tác đều khẳng định coi trọng ASEAN; mong muốn hợp tác sâu rộng và thực chất, ứng phó hiệu quả các thách thức.
Nói đến LaiChâu là nói đến bản sắc của 20 dân tộc, trong đó có những tộc người chỉ LaiChâu mới có như: La Hủ, Lự... Vì vậy, cùng với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa ngay tại cộng đồng, bảo tồn gắn với quảng bá, phát triển dulịch... thì bảo tồn thông qua các tác phẩm nghệ thuật là cách làm hiệu quả góp phần quảng bá hình ảnh văn hóa, con người LaiChâu trong hội nhập phát triển.
Tiếng khèn Mông réo rắt gọi bạn, kết nối những tâm hồn con người xích lại gần nhau hơn, tiếng khèn Mông xóa mờ đỉnh núi mờ sương, làm thức dậy cả một miền văn hóa dân tộc tưởng đã bị khuất lấp theo thời gian... Ấy là tiếng khèn Mông diệu kỳ được cất lên bởi một lão nghệ nhân có tài thổi khèn hay, múa khèn giỏi, cũng là một người thợ chế tác khèn Mông tài hoa ở bản Sáng Nhù, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái - ông Thào Cáng Súa. Cây khèn Mông đã cùng ông lớn lên theo năm tháng, bồi đắp trong ông niềm đam mê, tâm huyết cả một đời gìn giữ giá trị văn hóa đặc sắc của người Mông.
Thời gian qua, các đơn vị BĐBP tuyến bên giới Việt Nam - Trung Quốc đã thực hiện hiệu quả công tác hội đàm, tuần tra liên hợp và tuyên truyền cho nhân dân khu vực biên giới hai nước thực hiện tốt các văn kiện về quản lý biên giới. Đặc biệt, BĐBP và các lực lượng bảo vệ biên giới tuyến Việt Nam - Trung Quốc đã tích cực phối hợp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người và xuất, nhập cảnh trái phép, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên tuyến biên giới.
Trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023), lãnh đạo hai nước thống nhất thúc đẩy hợp tác nhiều mặt, ưu tiên tăng cường tiếp xúc, đối thoại, trao đổi đoàn các cấp.
Thực hiện Chương trình phối hợp “Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa, thể thao, dulịch và gia đình trên các tuyến biên giới, biển đảo giai đoạn 2017 - 2022”, Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch (VHTTDL) và Bộ Tư lệnh BĐBP đã phối hợp triển khai các hoạt động VHTTDL và gia đình vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đảm bảo kịp thời, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Qua đó, từng bước nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ và đồng bào các dân tộc vùng biên giới, biển đảo, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị với các nước láng giềng.
Trong xu thế hội nhập, kéo theo quá trình giao lưu giữa các dân tộc, nhất là xu hướng Việt (Kinh) hóa hoặc Âu hóa đang diễn ra với cấp độ nhanh chóng ở khắp các vùng, miền, những trang phục thổ cẩm truyền thống dần được thay thế bằng trang phục hiện đại. Tuy nhiên, vẫn có những người thợ khéo tay, đam mê với nghề và tâm huyết gìn giữ sản phẩm dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số.
5 năm qua, Chương trình phối hợp “Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa, thể thao, dulịch và gia đình trên các tuyến biên giới, biển đảo giai đoạn 2017 - 2022” giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch và Bộ Tư lệnh BĐBP đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần đưa văn hóa đến với vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo để đồng bào các dân tộc được thụ hưởng, khôi phục, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc mình. Trên cơ sở đó cổ vũ tinh thần đoàn kết các dân tộc, khơi dậy niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, Quân đội và BĐBP.