Đại biểu Quốc hội: Lấy phiếu tín nhiệm là cơ sở cho việc đánh giá cán bộ
Ý kiến của Đại biểu Quốc hội cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ cao sẽ giúp tạo thêm kênh giám sát, làm cơ sở cho việc đánh giá cán bộ.
Ý kiến của Đại biểu Quốc hội cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ cao sẽ giúp tạo thêm kênh giám sát, làm cơ sở cho việc đánh giá cán bộ.
Đầu tuần qua, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Dự kiến trong 23 ngày làm việc (chia làm 2 đợt: đợt 1 từ ngày 22/5 đến ngày 10/6, đợt 2 từ ngày 19/6 đến ngày 24/6), Quốc hội sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng.
Sáng 28-5, tại thành phố Hà Tĩnh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới dự Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Hà Tĩnh. Nhấn mạnh tinh thần “thời gian là lực lượng”, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Hà Tĩnh khẩn trương tập trung giải pháp triển khai hiệu quả Quy hoạch tỉnh vừa được phê duyệt.
Phát biểu tại phiên thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân chiều 27/5, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên cho biết, Bộ Quốc phòng đang xem xét, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, bảo đảm phù hợp với đặc thù nhiệm vụ của Quân đội nhân dân.
Ngày 27/5, đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau, Bộ Tư lệnh BĐBP đã dự Lễ ra quân Chiến dịch "Thanh niên tình nguyện Hè" năm 2023 tại Đất Mũi, Cà Mau; thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Rạc Gốc, BĐBP Cà Mau.
Dự thảo Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (sửa đổi) sẽ nâng thời hạn của thị thực điện tử từ 30 ngày lên 3 tháng, có giá trị một lần hoặc nhiều lần.
Tại Phiên họp thứ 21, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.
Tuy các đối tượng buôn lậu sử dụng “trăm phương ngàn kế”, nhưng với tinh thần chủ động, quyết tâm cao, cán bộ, chiến sĩ BĐBP An Giang đã đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Qua đó, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc trao đổi với Đại tá Trần Quốc Khánh, Chỉ huy trưởng BĐBP An Giang về những khó khăn cũng như nỗ lực của BĐBP An Giang trong đấu tranh phòng chống buôn lậu qua biên giới.
Theo Bộ trưởng Phan Văn Giang, sau 28 năm thực hiện, Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự đã bộc lộ những vướng mắc, một số nội dung chưa theo kịp với tình hình phát triển KT-XH.
Chiều 26/5, tại Hải Phòng, Bộ Tham mưu các lực lượng: Quân chủng Hải quân, BĐBP và Cảnh sát Biển Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm trong công tác hiệp đồng bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Thiếu tướng Phạm Mạnh Hùng, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân; Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiện, Phó Tư lệnh BĐBP; Đại tá Lê Đình Cường, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam đồng chủ trì hội nghị.
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 5, Trưởng ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết đã có 2.589 trên tổng số 2.593 kiến nghị đã được giải quyết, trả lời cử tri, đạt 99,8%.
Chiều 24/5, thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng thủ dân sự, các đại biểu Quốc hội tập trung cho ý kiến về hai phương án Quỹ Phòng thủ dân sự...
Các quy định về đấu thầu mua thuốc, hóa chất, thiết bị y tế của dự thảo luật Đấu thầu (sửa đổi) còn chưa đủ căn cứ thực hiện, cần được tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý cho đầy đủ.
Chiều 24/5, tại Hà Nội, Đảng ủy BĐBP tổ chức Hội nghị tổng kết 12 năm thực hiện Chỉ thị số 124-CT/QUTW ngày 31/3/2011 của Thường vụ Quân ủy Trung ương về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục chính trị (GDCT) tại đơn vị trong giai đoạn mới (gọi tắt là Chỉ thị số 124) và 10 năm thực hiện Đề án “Đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới” (gọi tắt là Đề án). Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP chủ trì hội nghị.
Quan điểm “phi chính trị hóa” quân đội là sai trái, hết sức phản động vì nó hướng đến mục đích: tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, làm cho quân đội “bị lầm đường, lạc lối”, mất phương hướng chính trị, xa rời lý tưởng, mục tiêu chiến đấu, không còn là lực lượng chính trị tin cậy, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, công cụ bạo lực sắc bén bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đó là phương cách để chúng dễ bề thực hiện âm mưu, thủ đoạn chuyển hóa chế độ chính trị ở nước ta theo con đường tư bản chủ nghĩa.