Nhà Lê sơ được sử cũ nhắc đến như thời kỳ hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam, dưới thời vua Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông càng thấy rõ hơn điều ấy. Riêng công tác biên phòng, nhà Lê đã có cái nhìn sâu sắc: "Biên phòng hảo vị trù phương lược/ Xã tắc ưng tu kế cửu an". Tư tưởng vĩ đại ấy không chỉ khắc trên đá núi miền biên cương Tây Bắc mà đã trao truyền và khảm sâu vào nhận thức và lý trí của các thế hệ mai sau. Sức mạnh của nhân dân dưới thời Lê sơ được chú trọng hơn bao giờ hết, đặc sắc nhất là nghệ thuật quân sự “Lấy dân làm gốc”.
Biên giới Việt Nam hiện tại cơ bản được xác lập từ thời Hoàng đế Minh Mạng (1820-1840) với cách chia tỉnh gần như cách chia hiện nay, với đường bờ biển hơn 3.200km và cả hai vùng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Có được một vùng lãnh thổ thiêng liêng đó, đã phải tốn bao nhiêu xương máu, nước mắt và mồ hôi của bao thế hệ cha ông bảo vệ bờ cõi chống xâm lược, mở mang đất đai lúc còn hoang vu và những chuyến hải hành xác lập chủ quyền thời Nguyễn của con dân đảo Lý Sơn, nhiều trai tráng ra đi không trở về.
“Ra về nhớ mãi mắt vàng/ Cứ ươn ướt giữa mênh mang biển trời”. Đó là lời thơ chân thành, tình cảm mà nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Bá Dương đã viết về những chú chó vàng được các chiến sĩ nuôi trên quần đảo Trường Sa. Gần đây, dựa vào bức hình do ông cung cấp mà Thượng úy Hoàng Hải Lý (Trường Sĩ quan Không quân) đã sáng tác bài thơ “Bơi vào đi” làm “cay mắt” hàng triệu độc giả về sự quyến luyến, thân tình của chú chó với người chiến sĩ khi hết nhiệm vụ phải trở về đất liền.
Một lần trên đường công tác từ Lào qua cửa khẩu Lao Bảo, về Quảng Trị, chúng tôi được ngắm một dòng sông nên thơ. Hỏi ra mới biết, đó là sông ThạchHãn.
Tối 30-4, tại khuôn viên Di tích Quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp với Báo Nhân dân và Thông tấn xã Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Quảng Trị - Ký ức những dòng sông”.
Hướng tới kỷ niệm 42 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2017), 131 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2017), 63 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2017) và 127 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2017), tại các địa phương trong cả nước sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa sôi nổi.
Lịch sử Việt Nam đã ghi danh: Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn là người có công lao to lớn gây dựng triều (hậu) Lê, giúp vua Lê Lợi đánh thắng giặc Minh - đội quân xâm lược phương Bắc hùng mạnh nhất trong thế kỷ XV, bảo vệ vững chắc giang sơn bờ cõi.
Rất nhiều lần, những cựu chiến binh chúng tôi trở lại thăm chiến trường xưa Quảng Trị, nghiêng mình trước những ngôi mộ có tên và vô danh nơi nghĩa trang Trường Sơn, nghĩa trang Đường 9 Nam Lào… Trong lòng mỗi người đều trào dâng xúc động, nước mắt cứ ầng ậc tuôn rơi, nguyện cầu cho các anh yên giấc ngàn thu trong lòng đất mẹ Việt Nam.
Chúng tôi miên man đi trong bạt ngàn bia mộ, cẩn trọng đặt từng bước chân không muốn làm mất giấc ngủ của đồng đội, sợ làm đau từng ngọn cỏ rưng rưng sương mai. Mấy cô gái trẻ đi cùng thầm thì:
Ngày 17-9,Bộ Giao thông vận tải phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ khởi công xây dựng công trình cầu Thành Cổ và đường dẫn thuộc dự án tuyến tránh Quốc lộ 1 (đoạn qua thị xã Quảng Trị). Đây là cây cầu thứ 5 sau cầu ThạchHãn, Đại Lộc, An Mô và Cửa Việt bắc qua dòng sông lịch sử ThạchHãn.
Lê Thiệu Huy thuộc thế hệ thanh niên trí thức Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám luôn kiên cường đấu tranh cho độc lập, tự do của Tổ quốc, vì công lý và nhân phẩm của nhân loại. Sớm ra đi khi tài năng bắt đầu nở rộ, sức cống hiến đang vào độ dồi dào, Lê Thiệu Huy đã để lại cho mọi người niềm tiếc thương vô hạn. Dòng máu Việt nồng nàn tươi thắm của ông đổ xuống đã góp phần vun đắp, nuôi dưỡng cho tình hữu nghị đặc biệt Việt - Lào.
O du kích Phan Thị Lựu ngồi trong căn nhà cũ kỹ có mái tôn khua loạt soạt theo từng luồng gió từ bờ sông ThạchHãn. Luồng gió man mác gợi nhớ về hình ảnh những người chiến sĩ tham gia chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Các anh còn rất trẻ, hồn nhiên kể chuyện được mẹ làm thịt lợn liên hoan trước lúc chia tay bạn bè để vào Nam chiến đấu.
Chỉ với cọc tre, phi lao vót nhọn cùng thép gai, thủy lôi, quân dân huyện Cam Lộ, Gio Linh và thị xã Quảng Hà (nay là thành phố Đông Hà), tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với các chiến sĩ Đoàn Đặc công Hải quân 126 tái hiện một trận đánh huyền thoại ngay trên sông Hiếu. Thắng lợi ấy đã cắt đứt tuyến đường vận chuyển chiến lược của Mỹ - ngụy, tạo đà cho nhiều chiến công hiển hách về sau.
Ngày 17-4, trong chuyến công tác tại Quảng Trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo một số Bộ, ngành, tỉnh Quảng trị đã viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, Đường 9, Di tích Thành cổ Quảng Trị và thả hoa tưởng niệm bên dòng sông ThạchHãn. Chiều cùng ngày, Thủ tướng đã tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư – quảng bá du lịch tỉnh Quảng Trị.
Người lính luôn là chủ đề xuyên suốt trong lịch sử mọi thời đại. Nó như một bức tranh ghi lại dấu ấn của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, những nhân vật, sự kiện lịch sử và cả những khoảnh khắc đáng nhớ.
Cách đây 43 năm, chúng tôi là những chiến sĩ Đại đội 25, Trung đoàn 95 (Sư đoàn 325), chiến đấu 81 ngày đêm (từ 28-6 đến 16-9-1972) bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Trở lại Thành cổ những ngày này, lòng chúng tôi bùi ngùi, thương nhớ những đồng đội đã anh dũng chiến đấu, hy sinh trong trận chiến Thành cổ và bến vượt qua sông ThạchHãn. Sự hy sinh anh dũng của các anh khi tuổi đời mới 18 đôi mươi đã trở thành bất tử, gắn mãi với Thành cổ, bến vượt Nhan Biều của dòng sông ThạchHãn.