Xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình là địa phương nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, có đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào. Vùng quê này chiếm phần lớn là những đồi núi có mặt đất dốc. Con đường xóa đói, giảm nghèo ở đây cũng khó khăn, ghập ghềnh giống như những con dốc lên núi Cô Pi. Bí thư Đảng ủy xã Hồ Thị Thoi, sinh năm 1983 là người luôn nỗ lực để đưa người dân vượt khó, vươn lên làm chủ cuộc sống.
Còn hơn 1 tháng nữa là tới ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026. Với nhiều cử tri đồngbào dân tộc thiểu số khu vực biên giới các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam thì đây là dịp để bầu những người đủ đức, đủ tài tham gia vào bộ máy Nhà nước, góp phần tạo nên sự đổi thay cho mảnh đất biên cương.
Khi những cánh đào rừng vẫn còn lác đác hoa báo hiệu cuối mùa Xuân và bắt đầu chớm Hạ, chúng tôi đã có những chuyến ngược rừng cùng các nhà thiện nguyện mang tình người đến với bà con người Mày, người Khùa ở 2 xã biên giới Dân Hóa và Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Ở vùng đất biên cương này, dường như cuộc sống bình yên đến lạ nhờ sự quan tâm đặc biệt của chính quyền các cấp, cùng tấm lòng của những người lính Biên phòng đang ngày đêm sát cánh cùng đồngbào vươn lên từ gian khó…
Những năm qua, Thượng úy Lê Thừa Văn, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế (CKQT) Lao Bảo, BĐBP Quảng Trị luôn xung kích đi đầu và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, nhất là trong công tác vận động quần chúng, công tác Đoàn và phong trào thanh niên, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn biên giới. Với những cống hiến đó, mới đây, Thượng úy Lê Thừa Văn đã được Hội đồng bình chọn Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân bình chọn là 1 trong 10 Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân năm 2020.
Với Trung tá Lê Văn Đức (phụ trách Phòng khám quân dân y Ba Nang, BĐBP Quảng Trị) thì thành công của người y sĩ Biên phòng ở vùng cao biên giới là thay đổi nhận thức của đồngbào từ “ốm đau nhờ thầy cúng” sang “ốm thì tìm đến trạm xá, bệnh viện”. Gần 20 năm công tác ở biên giới cũng là ngần ấy thời gian Trung tá Lê Văn Đức “miệng nói tay làm” để thay đổi hủ tục vốn đã ăn sâu vào tâm thức của bà con nơi đây.
Hơn 20 năm qua, hạnh phúc của vợ chồng Thượng tá Lê Văn Sỹ (Chính trị viên Đồn Biên phòng Làng Mô, BĐBP Quảng Bình) và Thiếu tá Đặng Thị Thu Thủy (Phòng Hậu cần, BĐBP Quảng Trị) là cùng động viên nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ, nuôi dạy con cái chăm ngoan, học giỏi. Có hậu phương vững chắc, anh mải miết với những vùng đất biên cương, chị cũng dành nhiều thời gian cho công việc của một y sĩ Biên phòng để thỏa mong ước được giúp đỡ đồngbào các dân tộc nơi biên giới.
Chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, mừng xuân Tân Sửu năm 2021, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức Chương trình “Xuân biên cương - Tết hải đảo” tại gần 400 điểm thuộc vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo trên cả nước, với nhiều hoạt động an sinh xã hội, “Đền ơn đáp nghĩa”, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đem đến một mùa xuân ấm áp tình quân dân.
Trong những ngày này, cán bộ, đảng viên và người dân cả nước, trong đó có đồngbào các dân tộc ở khu vực biên giới đang hướng sự quan tâm về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Theo ghi nhận của phóng viên, các tầng lớp nhân dân đều bày tỏ niềm tin và sự kỳ vọng trong nhiệm kỳ mới, Đảng sẽ lựa chọn được đội ngũ cán bộ lãnh đạo tài năng, tâm huyết, có nhiều quyết sách thúc đẩy sự phát triển trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước nói chung, khu vực biên giới, vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng.
Sau khi lũ đi qua, chính quyền, lực lượng vũ trang, nhân dân các địa phương miền Trung đã nỗ lực khắc phục hậu quả, ổn định lại cuộc sống. Một số nơi bị lũ tàn phá nặng nề, cuộc sống người dân vẫn đang phải đối diện với muôn vàn khó khăn. Đồngbào các dân tộc nơi đây luôn giữ vững niềm tin Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục có những chính sách phù hợp để nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
Cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước, đặc biệt là nhân dân vùng biên giới, hải đảo đang hướng về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng với niềm tin tưởng tuyệt đối. Tất cả đều mong mỏi, kỳ vọng đại hội sẽ đưa ra những định hướng, quyết sách đúng đắn, tạo bước đột phá cho sự phát triển của đất nước trong nhiệm kỳ tới.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là sự kiện chính trị trọng đại thu hút sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp nhân dân, cán bộ, chiến sĩ trên mọi miền Tổ quốc. Ngay trước thời điểm diễn ra đại hội, Báo Biên phòng lược ghi một số ý kiến tâm huyết của các cán bộ, đảng viên, già làng, người có uy tín và nhân dân tại các địa phương.
Đối với cô gái Họa My, việc quảng bá sản phẩm không đơn thuần là khởi nghiệp, kinh doanh mà còn là cách để giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của đồngbào Pa Cô. Những năm qua, Họa My đã cất công sưu tầm, tìm hiểu, chế biến, giới thiệu, đảm bảo an toàn thực phẩm để chinh phục thực khách khi đặt chân đến miền núi rừng Đakrông (Quảng Trị) trên dãy Trường Sơn.
Sau lũ, cuộc sống của đồngbàoVânKiều (xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) gặp rất nhiều khó khăn. Không chỉ khó khăn về việc khôi phục sản xuất mà người dân còn đối diện với nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Đồn Biên phòng Làng Mô, BĐBP Quảng Bình đã triển khai nhiều hoạt động giúp đồngbào ổn định cuộc sống cũng như phòng, chống các loại dịch bệnh.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, người con gái VânKiều Nguyễn Thị Yến sớm ấp ủ hoài bão lớn lên sẽ làm cô giáo dạy chữ cho con em dân tộc mình. Với suy nghĩ đó, khi học hết bậc phổ thông, Yến quyết tâm theo học tại Trường Đại học Sư phạm Huế. Năm 2015, Yến tốt nghiệp ra trường rồi về giảng dạy tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú và Tiểu học xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ước mơ của người con gái VânKiều đã sớm trở thành hiện thực.