Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh BĐBP Quảng Bình, tiến tới Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Bình, Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc, ngày 29-5, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cồn Roàng, BĐBP Quảng Bình tổ chức trao tặng mô hình “Truyền thanh bản xa” cho 8 bản người đồngbàoMaCoong thuộc xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Thời gian qua, Tòa án nhân dân huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã tổ chức xét xử lưu động một số vụ án hình sự tại địa bàn các xã biên giới. Thông qua đó, ngành tòa án tại địa phương muốn góp phần vào công tác tuyên truyền, nâng cao kiến thức pháp luật cho người dân ở khu vực biên giới, nhất là đồngbào dân tộc thiểu số.
Đến nay, có tổng cộng 10 chiếc cổng chào được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cà Roòng, BĐBP Quảng Bình trao tặng cho 10 bản của người dân tộc MaCoong ở xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đây là công trình thắm đượm nghĩa tình quân, dân nơi biên cương Tổ quốc mà người MaCoong nơi đây thường nói với nhau rằng: “Ấy là bộ đội làm “dân vận khéo”, bộ đội luôn gần dân, gắn bó mật thiết với dân, chăm lo cho nhân dân”.
Có những câu chuyện mà mãi đến bây giờ vẫn còn đọng lại trong tôi những ký ức không thể nào quên. Chuyện về những cung đường Trường Sơn huyền thoại, nhớ về năm tháng khốc liệt, mặc máy bay Mỹ điên cuồng đánh phá, bộ đội vẫn hành quân đêm ngày. Từ phía Lào, có rất nhiều người dân chạy trốn bom đạn đi sâu vào đất Việt. Như một cơ duyên trời định, họ ở lại Việt Nam, lấy chồng, lấy vợ tạo nên mối lương duyên Việt - Lào dọc miền biên giới.
Ý thức chấp hành pháp luật của người MaCoong được nâng lên, các tập tục lạc hậu dần được loại bỏ khỏi đời sống, tình hình an ninh chính trị ổn định, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững. Đó là những kết quả nổi bật trong quá trình triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017-2021” của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cà Roòng, BĐBP Quảng Bình.
Chiến dịch thanh niên tình nguyện Hè năm 2021 được tuổi trẻ BĐBP Quảng Bình triển khai từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 8-2021. Bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực, vì an sinh xã hội, các đoàn viên, thanh niên đã phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, tích cực giúp đỡ nhân dân trên địa bàn biên giới.
UBND tỉnh Quảng Bình đã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đồngbào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi năm 2022. Theo đó, tổng nguồn vốn để thực hiện là gần 445 tỉ đồng, bao gồm 338 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ, gần 26 tỉ đồng từ ngân sách địa phương đối ứng và các nguồn vốn khác.
Sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn quan tâm đến đồngbào các dân tộc và những người lính Biên phòng nơi biên cương Tổ quốc. Thấu hiểu những tình cảm ấy nên những năm qua, các con, cháu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thực hiện di nguyện của ông bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho bộ đội và đồngbào các dân tộc ở khu vực biên giới tỉnh Quảng Bình.
Đến với xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình vào những ngày này, chúng tôi được hưởng không khí vui tươi của đồngbào dân tộc MaCoong nơi đây, khi 10 bản của xã được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cà Roòng, BĐBP Quảng Bình xây dựng công trình “Ánh sáng vùng biên” phục vụ nhân dân. “Công trình được đưa vào sử dụng có ý nghĩa thiết thực đối với đời sống đồngbào ở khu vực biên giới, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đưa các bản làng biên giới trở thành những vùng quê đáng sống” - Ông Trương Tấn Hưng, Bí thư Đảng ủy xã Thượng Trạch chia sẻ.
Ngày 2-6, Đồn Biên phòng Cà Roòng, BĐBP Quảng Bình đã tiến hành bàn giao Công trình “Ánh sáng vùng biên” cho 10 thôn của xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Sáng 21-5, cán bộ, chiến sĩ các đồn Biên phòng: Làng Mô, Cà Roòng, Cồn Roàng đã có mặt từ rất sớm tại điểm bầu cử cùng với Ủy ban Bầu cử xã Trường Sơn (huyện Quảng Ninh) và các xã Tân Trạch, Thượng Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) tổ chức bầu cử sớm tại 17 khu vực bỏ phiếu ở vùng sâu, vùng xa. Trung tâm các xã, khu vực bỏ phiếu và đường về bản ngập tràn sắc màu cờ hoa, biểu ngữ, pano, áp phích tuyên truyền và tiếng loa truyền thanh càng làm cho không khí ngày hội rộn ràng hơn.
Nằm sát biên giới Việt- Lào, ở khúc đoạn cuối cùng của con đường 20 Quyết Thắng lịch sử, bản 61 (xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) mang dấu ấn của những con người tuy nghèo khó nhưng luôn sắt son lòng tin với Đảng, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Ở nơi biên giới xa xôi, khó khăn này, luôn sát cánh đồng hành với đồngbào người MaCoong là những người lính Biên phòng, họ luôn kiên trì, cần mẫn tìm lối đi riêng để giúp bà con thoát nghèo, xây dựng đời sống văn hóa mới, góp phần làm khởi sắc biên cương.
Ngày 11-11, với 94,61% số phiếu tán thành, Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN). Với 6 chương, 36 điều, Luật BPVN quy định các chính sách, nguyên tắc, nhiệm vụ, hoạt động, lực lượng, bảo đảm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân về biên phòng. Đón nhận thông tin này, không chỉ những người lính Biên phòng mà chính quyền địa phương, đông đảo nhân dân ở khu vực biên giới trên khắp cả nước đều rất vui mừng, mong Luật BPVN sớm đi vào cuộc sống.
Già Đinh Xon là người có uy tín ở bản Cà Roòng 1 (xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) không chỉ vì sống gương mẫu, làm kinh tế giỏi mà còn vì luôn tâm huyết, gìn giữ truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Bấy lâu nay, già vẫn đau đáu về việc làm thế nào để con cháu đời sau vẫn thiết tha, duy trì được Lễ hội Đập trống- vốn được coi là linh hồn của người MaCoong trên dải Trường Sơn này.
Xác định tham gia phát triển, nâng cao đời sống kinh tế cho đồngbào nơi biên giới chính là xây dựng tiềm lực để bảo vệ biên cương, cán bộ, chiến sĩ BĐBP đã cùng các cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện nhiều chương trình, mô hình giúp dân xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của đồngbào các dân tộc ở khu vực biên giới.