Hỗ trợ các thôn, buôn đồngbào dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển du lịch cộng đồng, vừa khai thác tiềm năng lợi thế về thiên nhiên, văn hóa truyền thống các dân tộc, vừa tạo nguồn thu nhập cho đồngbào DTTS, tỉnh Đắk Lắk xây dựng nhiều chính sách cụ thể, trong đó, Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND ngày 13/8/2021 đã tạo sức bật mạnh mẽ.
Tỉnh Quảng Nam có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, nhưng quần tụ đông đảo nhất vẫn là đồngbào dân tộc Cơ Tu. Đối với đồngbào Cơ Tu sống dọc dãy Trường Sơn huyền thoại, công trình Gươl như một “bảo tàng sống” mà nơi đó trở thành không gian văn hóa linh thiêng của cả buôn làng.
Sang trọng, xa hoa, thượng lưu,… là những từ ngữ để nói về các khu nghỉ dưỡng hàng đầu giúp Việt Nam thăng hạng trên bản đồ du lịch thế giới. Ẩn mình trong cảnh sắc tuyệt đẹp của thiên nhiên Việt Nam chính là những khu nghỉ dưỡng “thiên đường” với đẳng cấp siêu sang được cả du khách trong và ngoài nước yêu thích. Thật không quá khi gọi đây là tuyệt tác, dẫu mang phong cách bản địa truyền thống nhưng mỗi khu nghỉ đều toát lên sự sang trọng của riêng mình.
Với tính cách hồn nhiên, sôi nổi, người Việt gốc Lào chung sống chan hòa, đoàn kết, giao thoa với các dân tộc bản địa ở xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Cuộc sống của cộng đồng người Việt gốc Lào đã từng ngày thay đổi, quyện hòa cùng các dân tộc đang sinh sống ở vùng biên giới này.
Đắk Nông là tỉnh thuộc phía Nam Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của Tây Nguyên và cả nước. Đây cũng là một trong những địa phương có quan hệ dân tộc phức tạp, nhạy cảm mà các thế lực thù địch ra sức lợi dụng để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá cách mạng Việt Nam.
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn ưu tiên đầu tư toàn diện đối với vùng đồngbào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm thực hiện quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân tộc.
Sau hơn 3 tháng miệt mài học tập, nghiên cứu tiếng dân tộc thiểu số, giờ đây, những cán bộ, chiến sĩ của BĐBP Đắk Lắk đã thuần thục kỹ năng nghe, nói với tiếng dân tộc ÊĐê, giúp cho tình quân dân nơi biên giới ngày càng gần gũi, thắm thiết hơn.
Đẩy mạnh việc bảo tồn văn hóa truyền thống, những năm qua, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã dạy cồng chiêng cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS). Cách làm này đã mang lại hiệu quả tích cực, khơi dậy và lan tỏa tình yêu văn hóa truyền thống trong thế hệ trẻ, góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng.
Buôn Ako Dhong là buôn đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk được công nhận là buôn du lịch cộng đồng. Ako Dhong được mệnh danh là buôn giàu đẹp nhất tỉnh không chỉ bởi sự giàu có về vật chất của người dân nơi đây, mà còn mang đậm bản sắc văn hóa, được đồngbàoÊĐê gìn giữ qua nhiều thế hệ.
Đối với các nghệ sĩ, diễn viên của Đoàn Văn công BĐBP, đi đến mọi miền biên cương của Tổ quốc biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân là nhiệm vụ thường xuyên trong suốt chặng đường 64 năm qua của đơn vị. Trong mỗi chuyến lưu diễn đã để lại trong những nghệ sĩ, diễn viên nhiều tình cảm và kỷ niệm đẹp. Trong chuyến lưu diễn 15 ngày vừa qua tại các tỉnh biên giới Tây Nguyên, Đoàn Văn công BĐBP đã có chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ở khu vực biên giới.
Sau hơn 1 năm thực hiện, Đề án “Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ đồngbào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, phát triển kinh tế nhằm nâng cao đời sống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc giai đoạn 2022-2026” do Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk phê duyệt đã đạt kết quả bước đầu rất khả quan.
Những tác phẩm mỹ nghệ được chế tác từ cây cà phê với nhiều sắc thái, câu chuyện đậm chất văn hóa truyền thống tại Hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê năm 2023 tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã để lại cho người dân và du khách những ấn tượng đẹp. Bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đã thổi hồn vào thớ gỗ, biến những gốc cây cà phê xù xì thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Những năm qua, cùng với việc phát triển kinh tế gia đình, đồngbào dân tộc Xơ Đăng ở buôn Kon H’rinh, xã Ea H’đinh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk luôn chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Nơi đây hiện vẫn còn lưu giữ được những bộ chiêng quý cùng đội cồng chiêng các thế hệ từ già đến trẻ, người chỉnh chiêng giỏi và lễ hội truyền thống vẫn được tổ chức hàng năm.
Ngày 10/2, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) tổ chức khai giảng lớp học tiếng dân tộc thiểu số ÊĐê năm 2023 cho 60 học viên là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh. Lớp học được tổ chức bằng hình thức học tập trực tiếp tại cơ quan Bộ Chỉ huy và học tập trực tuyến tại các đồn Biên phòng.
Văn hóa có vai trò hết sức quan trọng, là nền tảng tinh thần, động lực phát triển của xã hội. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, nền văn hóa đặc sắc, độc đáo, kết tinh từ thành quả lao động sáng tạo của nhân dân ta đã ra đời trong công cuộc lao động sản xuất, đấu tranh chống thiên tai, địch họa, giặc ngoại xâm để bảo vệ và dựng xây đất nước “Đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như mong ước của Bác Hồ kính yêu.