Với mong muốn mang đến cho các cháu thiếu niên, nhi đồng một cái Tết Trung thu ý nghĩa, ấm áp, tràn ngập niềm vui, thời gian qua, các đơn vị BĐBP đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm và các nhà trường trên khu vực biên giới tổ chức các hoạt động ý nghĩa, thiết thực.
Để các em nhỏ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới có một cái Tết Trung thu đầm ấm, vui tươi và ý nghĩa, các đơn vị BĐBP trên các tuyến biên giới đã phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội, cấp ủy, chính quyền địa phương và nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực, với mong muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho các cháu thiếu niên, nhi đồng.
Sáng 25/7, Đảng ủy BĐBP tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 154-CT/ĐUQSTW ngày 9/4/2008 của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) về tiếp tục đổi mới, tăng cường công tác tuyên truyền đặc biệt (TTĐB) trong thời kỳ mới (2008-2023), (gọi tắt là Chỉ thị số 154).
Nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2023), các đơn vị BĐBP đã tổ chức các hoạt động thăm, tặng quà mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, gia đình chính sách.
Sau 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (CTMTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồngbào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Chính phủ thẳng thắn thừa nhận Chương trình này triển khai rất chậm và không đạt yêu cầu đặt ra.
Khu vực biên giới nước ta là “phên dậu” của Tổ quốc, có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Đồng thời, là địa bàn trọng điểm mà các thế lực thù địch, phản động thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để chống phá cách mạng nước ta với âm mưu, phương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi, thâm độc. Cụ thể là:
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Hà Giang phải tập trung thúc đẩy giải ngân đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư, thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực.
Được phát động từ năm 2008, Cuộc vận động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (gọi tắt là CVĐ) đã thu hút đông đảo văn nghệ sĩ, phóng viên và các tầng lớp nhân dân tham gia với hàng nghìn tác phẩm, công trình, ấn phẩm. Năm 2022, CVĐ cũng được toàn quân, toàn dân hưởng ứng rộng rãi, trong đó có lực lượng Biên phòng. Thông qua CVĐ đã góp phần lan tỏa sâu rộng giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn xã hội.
Sự từ chối những lễ nghi phiền phức, không muốn tốn kém thời giờ, tiền bạc của nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong dịp kỷ niệm ngày sinh của mình thể hiện đức tính khiêm tốn, giản dị, cần kiệm, liêm chính, những phẩm chất đáng quý của người công bộc, “đầy tớ” của nhân dân. Nhân cách ấy, sự cao thượng ấy càng làm cho hình ảnh Bác Hồ trở nên cao đẹp và sáng ngời trong lòng nhân dân Việt Nam và bè bạn quốc tế.
Tự hào là những người bảo vệ an ninh biên giới trên mảnh đất cực Tây của Tổ quốc, đoạn ngã ba biên giới giáp với Trung Quốc và Lào, những năm qua, các chiến sĩ “quân hàm xanh” ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên luôn làm tốt công tác phối hợp với người dân trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới và phát triển kinh tế, xã hội. Mặc dù số hộ nghèo còn chiếm tới hơn 60%, song mảnh đất miền đất cực Tây này đang từng bước chuyển mình hứa hẹn trở thành “điểm sáng” về kinh tế, chính trị, văn hóa và quốc phòng, an ninh ở vùng đất “Ngã ba biên”.
Lễ hội Đền Hùng là nơi hội tụ của các tinh hoa di sản văn hóa của mọi miền Tổ quốc, sẽ mang đến cho du khách và nhân dân hành hương về với cội nguồn đất Tổ những trải nghiệm sâu sắc.
Trong những năm qua, với nhiều nỗ lực và hành động mạnh mẽ từ việc ban hành thể chế chính sách, pháp luật tới triển khai thực hiện các hoạt động cụ thể, thiết thực, Việt Nam đã bảo tồn, phục dựng thành công nhiều nghi lễ, phong tục, tập quán văn hóa truyền thống. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có nhiều di sản văn hóa trong kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của thế giới.
Chào mừng kỷ niệm 64 năm Ngày Truyền thống BĐBP (3/3/1959-3/3/2023), 34 năm "Ngày Biên phòng toàn dân" (3/3/1989-3/3/2023), trong những ngày qua, các đơn vị BĐBP trên các tuyến biên giới đã phối hợp với các đơn vị và chính quyền địa phương tổ chức nhiều hoạt động tặng quà, thi đấu thể thao, biểu diễn văn nghệ phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân khu vực biên giới.
“Chồng em xuống núi rồi, đi làm dưới xuôi vài tháng mới về” - tôi khá ngạc nhiên khi hỏi chuyện cô gái trẻ ở đầu dốc vào bản Ka Oóc. Đi hết bản Ka Oóc, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, tôi nhận ra, thế hệ trẻ ở ngang lưng núi Giăng Màn giờ đây đã quen với nhịp sống “đầu năm rời núi xuống phố mưu sinh”.
Với 53 tuổi đời, 33 năm tuổi quân, Trung tá QNCN Lò Văn Phánh (nhân viên đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Mường Lèo, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La) đã dành trọn cả đời binh nghiệp gắn bó với biên giới Mường Lèo - vùng đất xa xôi, khó khăn nhất của huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Với những việc làm thiết thực, người lính Biên phòng ấy đã cụ thể hóa câu châm ngôn “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồngbào các dân tộc là anh em ruột thịt”.