Ngày 6/6, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức gặp mặt tặng quà các đồng chí thương binh và các cháu là con nuôi, con đỡ đầu của Đồn Biên phòng Lũng Cú, BĐBP Hà Giang về Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm quan Thủ đô Hà Nội.
Nhằm phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ BĐBP tham gia phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, nhất là ở những địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc, tôn giáo, thời gian qua, tổ chức đoàn các cấp trong BĐBP đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, thiết thực thông qua Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2023. Thông qua chiến dịch này, góp phần tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) BĐBP tiếp tục nâng cao nhận thức về hoạt động tình nguyện; tạo môi trường rèn luyện, cống hiến và trưởng thành, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
Triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (gọi tắt là Kết luận 01) và Nghị quyết số 847-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới (gọi tắt là Nghị quyết 847), thời gian qua, BĐBP Sóc Trăng ra sức thi đua, học tập, vận dụng nhiều cách làm hay, ứng dụng vào thực tiễn công tác. Qua đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong nhận thức của cán bộ, chiến sĩ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt công tác, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị được giao.
Khu vực biên giới nước ta là “phên dậu” của Tổ quốc, có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Đồng thời, là địa bàn trọng điểm mà các thế lực thù địch, phản động thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để chống phá cách mạng nước ta với âm mưu, phương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi, thâm độc. Cụ thể là:
Ngày 1/6, tại Hà Nội, Trung tướng Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo Chương trình truyền thông hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em, Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình, Ngày Gia đình Việt Nam và Tháng hành động vì môi trường năm 2023.
Đồn Biên phòng Phú Mỹ, BĐBP Kiên Giang quản lý địa bàn 2 xã Phú Mỹ và Phú Lợi, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, trong đó,đồngbào dân tộc Khmer chiếm trên 40% dân số, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao. Để góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, thời gian qua, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Phú Mỹ cùng với cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương xây dựng các kế hoạch phối hợp và triển khai thực hiện hiệu quả nhiều mô hình hướng về đồngbào nghèo, góp phần hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện Giang Thành.
Từ thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) qua phà Châu Giang là đến làng Chăm ở xã Châu Phong (thị xã Tân Châu), nơi đây có cộng đồng dân tộc thiểu số Chăm rất tự hào với nghề dệt, thêu thổ cẩm truyền thống.
Sinh thời, Bác Hồ từng nói: “Trẻ em như búp trên cành”, Người luôn yêu thương hết mực và dành sự quan tâm đặc biệt đối với trẻ em. Học tập và làm theo lời Bác dạy, những người lính Biên phòng luôn quan tâm, chăm lo cho trẻ em ở khu vực biên giới bằng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả. Sự quan tâm đó càng được thể hiện rõ nét vào Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6.
Ở nơi biên cương Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thanh (BĐBP Quảng Trị) không chỉ chia sẻ với những học sinh trên địa bàn bằng những phần quà để cải thiện bữa ăn hay đồng hành trên con đường tới trường, mà còn trang bị cho các em những kỹ năng để có cuộc sống hạnh phúc, an toàn. Việc chăm chút những mầm non nơi biên giới được những người lính Biên phòng làm với tất cả tình thương và trách nhiệm.
Nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các đoàn viên, thanh niên trên địa bàn biên giới có hoàn cảnh khó khăn thoát nghèo và ổn định cuộc sống, thời gian qua, Chi đoàn Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Chiềng Khương, BĐBP Sơn La và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã triển khai thực hiện mô hình “Ngân hàng dê” và đem lại hiệu quả thiết thực. Từ mô hình ý nghĩa và nhân văn này đã tạo động lực cho nhiều cặp vợ chồng trẻ vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống mới.
Những năm qua, việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” luôn được Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Thanh Hóa chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo và đã trở thành phong trào hoạt động chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, chiến sĩ toàn đơn vị. Qua triển khai thực hiện, đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác, hết lòng bám dân, bám địa bàn, bám biên giới bằng tinh thần “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồngbào các dân tộc là anh em ruột thịt”, trọn đời cống hiến vì sự bình yên và phát triển bền vững của biên cương.
Là xã vùng cao biên giới với gần 87% cư dân là đồngbào các dân tộc thiểu số sinh sống, trong những năm gần đây, xã Hải Sơn (thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) được biết đến là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn, thú vị. Đến Hải Sơn hôm nay, du khách không chỉ khám phá một nét đẹp riêng có trong bức tranh du lịch Móng Cái đặc sắc, mà còn trân quý biết bao sức vươn của một vùng đồngbào dân tộc thiểu số, cảm nhận rõ nét sự đổi thay trên quê hương vùng cao khi ý Đảng tròn vẹn với lòng dân!
Những năm qua, tỉnh An Giang đã thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, từ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồngbào dân tộc thiểu số (DTTS) được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống.
Đối với vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi nói chung và vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng, nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố cơ bản quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, vấn đề chất lượng nhân lực của khu vực này được đánh giá là “vùng trũng” của cả nước, cần định hướng ưu tiên để giải quyết tình hình, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu về kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh.
Những năm qua, tỉnh Kiên Giang đã huy động các nguồn lực, lồng ghép nhiều chương trình, dự án thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc. Nhờ vậy, diện mạo vùng đồngbào Khmer ngày càng khởi sắc, cuộc sống ngày càng ổn định.