Trong cái nắng gay gắt miền biên cương những ngày đầu tháng 9, chúng tôi có dịp cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt, BĐBP Thừa Thiên Huế đến thăm nhân dân bản Ka Lô, huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông của nước bạn Lào. Trước mắt chúng tôi là những ngôi nhà san sát và màu xanh của những nương ngô, vườn dứa bạt ngàn - minh chứng cho mồ hôi, công sức và sự sẻ chia của những người lính quân hàm xanh nơi đây đã xây đắp nên tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt trên biên giới Việt Nam - Lào.
Có một địa danh lịch sử đã trở thành một địa chỉ văn hóa, một di tích truyền thống cách mạng, một điểm hẹn của lòng tự hào muôn người con đất Việt gửi gắm bao niềm tin yêu, đó là bến Nhà Rồng - nơi Bác Hồ kính yêu ra đi tìm đường cứu nước cách đây 111 năm. Đó cũng chính là “địa chỉ đỏ” đón chào hàng chục ngàn du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về Bác và lịch sử dân tộc Việt Nam.
Đứng trên đỉnh Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau, công trình mới khánh thành ở mảnh đất chót cùng Đất Mũi nhìn ra xung quanh một vùng xanh tít tắp trải dài qua thênh thang góc bể, chân trời. Trùng trùng lớp lớp những vạt rừng đước, những vuông nuôi trồng thủy sản, những mái nhà loang nắng chiều của người dân ấp Mũi khiến du khách đường xa lòng tự hào, xúc động khôn tả.
Những nụ đào, nụ mai ở khắp mọi miền đất nước hé nở, khoe sắc đã đưa mùa Xuân về gần hơn với mọi nhà. Giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, dường như để bù đắp những tháng ngày giãn cách chống dịch Covid-19, hoạt động của mọi người cũng hối hả, tất bật hơn những năm trước. Ở nơi biên cương, hải đảo xa xôi, cán bộ, chiến sĩ Hải quân, Biên phòng vừa chuẩn bị vui Tết, vừa sẵn sàng chiến đấu cao, đồng thời lo Tết cho đồng bào kỹ lưỡng.
Khi đất nước đối diện với đại dịch, từ biên giới tới Thủ đô, từ miền xuôi lên miền ngược đều có những tân binh tuổi mười tám, đôi mươi lên đường chống dịch, bảo vệ Tổ quốc, nhân dân. Mai này hết dịch, có những chiến sĩ sẽ trở về với gia đình, có người sẽ tiếp tục lăn lộn với “nghề” bảo vệ Tổ quốc. Nhưng những ngày sống đẹp nhất của các em, có lẽ chính là tuổi 20 trong trẻo, yêu thương và trách nhiệm trên tuyến đầu hôm nay.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, song, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng xã hội cùng chung tay góp sức, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Đồng Tháp vẫn thực hiện tốt mục tiêu “kép”. Trong sự thành công đó có sự đóng góp không nhỏ của cán bộ, chiến sĩ BĐBP Đồng Tháp.
Khi tôi còn là một cậu bé con ưa chơi trò trận giả, hình ảnh về chú Biên phòng cưỡi ngựa bắn súng hai tay đã trở thành thần tượng. Thần tượng hiện ra trong những mẩu chuyện, vần thơ ở trường cô giáo kể; ở trong những bài hát trên đài phát thanh mỗi chương trình dành cho chiến sĩ nơi biên giới, hải đảo.
Hoàn lưu bão số 12 đã gây mưa lớn, lũ đổ về khiến nhiều địa phương của tỉnh Phú Yên bị ngập lụt, giao thông chia cắt, nhiều khu dân cư bị cô lập hoàn toàn, uy hiếp đến tính mạng và thiệt hại về tài sản của nhân dân. Trước tình hình đó, các đơn vị BĐBP Phú Yên đã phối hợp với các lực lượng chức năng tại địa phương, vào cuộc để bảo vệ người dân, làm giảm thiểu thấp nhất những thiệt hại do mưa lũ gây ra.
“Có gì đâu anh! Thời điểm này, em chỉ là một trong rất nhiều người lính tạm gác những nỗi niềm riêng tư để tập trung cho phòng, chống dịch Covid-19, điều hạnh phúc nhất của em bây giờ là vợ đã sinh cháu trai hơn 4kg, mẹ tròn, con vuông”. Đó là tâm sự của Trung úy Nguyễn Xuân Tài, Đội trưởng Tham mưu hành chính Đồn Biên phòng Yên Khương, BĐBP Thanh Hóa khi dẫn tôi lên thăm các chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 trên biên giới xã Yên Khương, huyện Lang Chánh, Thanh Hóa.
“Mùa Xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên…”. Xin được mượn đoạn Xuân ca trong bài hát “Mùa Xuân đầu tiên” của nhạc sĩ Văn Cao để bắt đầu câu chuyện tình người nơi miền biên giới các tỉnh Tây Nguyên. Với 33 cô, cậu con nuôi đồn Biên phòng, đây hẳn là mùa Xuân đầu tiên để các cháu được mơ, được ước, thỏa thích bay bổng giữa khoảng trời tuổi thơ. Còn với rất nhiều người lính Biên phòng, Xuân này cũng là lần đầu tiên họ được trải nghiệm cái cảm giác ấm nồng của “Tết gia đình”, được làm bổn phận của người cha, người chú ngay giữa miền biên xa thẳm…
Được biết đến là một địa phương xa xôi, hẻo lánh bậc nhất của nước t,a nhưng với những chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của cán bộ, nhân dân, vùng đất biên giới Ka Lăng đang không ngừng khởi sắc. Mùa xuân về, nơi địa đầu của Tổ quốc đẹp cả thiên nhiên lẫn lòng người.
Về thôn Bình Lục Thượng, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, hỏi thăm bà Môn hát chèo, ai cũng biết. Bà Nguyễn Thị Kim Môn, năm nay 73 tuổi, nhưng tiếng hát của bà còn trong trẻo lắm. Bà không chỉ là người thuộc nhiều bài chèo, biết hát được nhiều làn điệu, mà còn là người rất nhiệt tình giúp đỡ những người yêu chèo, được thỏa mãn niềm đam mê loại hình nghệ thuật truyền thống này.
Sau lần được chung vui trong buổi họp mặt của những đồng đội thuộc Trung đoàn 10 Công an vũ trang (nay là BĐBP) cách đây hai năm, nay tôi mới có dịp hội ngộ cùng các anh. Những người lính Biên phòng dù là của một thời sinh tử trên chiến trường Cam-pu-chia, hay khi đã trở thành những cựu binh vẫn luôn giữ trong mình tinh thần, ý chí, sự hồn hậu và hào sảng không thể trộn lẫn. Tạm xa mọi huyên náo của phố phường, "nhân sinh quan" của người lính hòa quyện với con đường quê mát rượi càng làm sáng lên ý nghĩa về hạnh phúc, đôi khi chỉ là những điều giản dị và an bình thế.
Trong lịch sử BĐBP Quảng Nam còn ghi lại người lính được điều động ra Bắc học tập để trở thành "hạt giống", trở về sát cánh chiến đấu tại chiến trường miền Nam. Đó là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Đinh Ngọc Cân.
Sinh ra và lớn lên trên vùng đất U Minh nắng gió thuộc tỉnh Kiên Giang, Lê Thị Mỹ Hận, SN 1982, đã sớm phải bươn chải mưu sinh. Nhìn cái vẻ bên ngoài quê mùa, lam lũ của cô đứng trước vành móng ngựa, khó ai có thể nghĩ rằng, người đàn bà ấy đã phạm tội buôn bán phụ nữ qua biên giới. Nhận mức án 7 năm tù, trước khi quay về trại giam thụ án cùng đứa con mới sinh được hơn 10 ngày tuổi, Hận chỉ kịp xin người anh trai quan tâm chăm sóc 5 đứa con nhỏ đang còn tứ tán khắp nơi.