Trong bài “Văn chiêu hồn” nổi tiếng của Đại thi hào Nguyễn Du có câu thơ thấm đẫm thân phận con người: “Đòngánhtre chín dạn hai vai”. Và mỗi khi nghĩ về mẹ, tôi lại bồi hồi nhớ về chiếc đòngánhtre đã gánh cả cuộc đời, gánh bao nhọc nhằn tất bật, gánh bao mưa nắng lụt bão, gánh bao buồn vui tủi phận để vượt lên sóng gió, để dấn bước đường trường mà tôi đã viết về mẹ tôi: “Chiếc đòngánh xoắn mẹ theo thớ gió/ Sấp ngửa đi dọc lát sóng cuối mùa”.
Tháng Ba về rỗng trời, bồ rỗng thóc, cánh đồng miên man, xanh rì màu lá mạ, gió thổi mênh mông. Chao ôi, tháng Ba củamẹ tôi ngày giáp hạt, “Ngày 8 tháng 3”. Bao tưng bừng mẹ đã lo toan góp nhặt, mở ra cho Tết con cháu sum vầy. Và bây giờ thì lúa ngoài đồng đang đẻ nhánh, rau màu mùa lạnh đã tàn và cây trái trong vườn đang nhú nụ, đã qua mùa quả dâng người, chỉ còn thấp thoáng nụ và bông.
Nếu theo đúng thứ bậc trong quan hệ, tôi phải gọi anh là thầy. Khi tôi đang còn là sinh viên, anh lúc đó đã là giáo viên của khoa Khoa học xã hội và nhân văn, trường Đại học Biên phòng (nay là Học viện Biên phòng). Ngày đó, phong trào làm báo tường rất phát triển, một năm phải vài ba lần. Cũng qua các cuộc làm báo tường ấy, tôi biết được “máu” yêu thích văn chương của anh.
Trong cuộc đời sáng tác văn học, cái hay nuột nà của Lê Đình Cánh thuộc về thơ lục bát, tôi nghĩ thế, luôn luôn nghĩ thế. Tôi vẫn còn nhớ, còn yêu Mẹ ra Hà Nội của anh.