Bão số 13 đã quét qua vùng biển các tỉnh miền Trung rồi đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Bình đến Nam Hà Tĩnh với sức gió mạnh nhất cấp 9, giật cấp 12. Mặc dù đã giảm cấp khi vào đất liền, nhưng sóng lớn do bão đã gây sạt lở bờ biển nghiêm trọng. Trên địa bàn Biên phòng các tỉnh miền Trung cũng ghi nhận thiệt hại không nhỏ về nhà cửa, cơ sở vật chất.
Ngày 30-3, Thiếu tá Trần Minh Toàn, Đồn trưởng Đồn Biên phòng VinhHiền, BĐBP Thừa Thiên Huế cho biết, đơn vị vừa bắt giữ 2 tàu giã cào đánh bắt hải sản trong vùng lộng thuộc bờ biển Thừa Thiên Huế.
Ngày 25-10, tại Trường THCS VinhHiền, Công ty Viettel Chi nhánh Thừa Thiên Huế phối hợp với ĐồnBPVinhHiền, BĐBP Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình trao học bổng “Nâng bước em tới trường” cho học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn xã Lộc Bình và VinhHiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
“Đảng và Nhà nước còn giao nhiệm vụ thì tôi còn cố gắng hoàn thành tốt. Chừng nào còn sức khỏe, đôi chân vẫn đi rừng được thì tôi còn bảo vệ đường biên, cột mốc biên giới”. Đó là những lời bộc bạch mà già làng Vi Văn Dong nói với chúng tôi trong ngôi nhà sàn của gia đình mình giữa núi rừng bản Ho.
Theo thống kê ban đầu, trong khi càn quét các tỉnh miền Trung từ trưa đến chiều tối ngày 15-9, bão số 10 đã làm 2 người chết, 6 người bị thương. Bão cũng làm sập 13 ngôi nhà và làm tốc mái gần 50.000 ngôi nhà.
Cùng với triển khai kế hoạch phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn theo phương châm “phòng là chính, chủ động ứng cứu nhanh, hiệu quả”, trước mùa mưa bão năm nay, Bộ Chỉ huy BĐBP Thừa Thiên Huế bổ sung các tình huống và biện pháp chủ động phòng tránh siêu bão phù hợp với tình hình thực tế từng địa bàn, từng đơn vị...
Những bạn trẻ mà chúng tôi trò chuyện đều đánh giá cao về ý nghĩa của Cách mạng Tháng Tám và tự hào về thành quả mà cuộc cách mạng vĩ đại này mang lại cho dân tộc Việt Nam. Chiêm nghiệm những lát cắt lịch sử, họ đều cảm thấy hạnh phúc vì được sống trong hòa bình và thấy mình có trách nhiệm hơn đối với đất nước.
Lúc 14 giờ 15 phút ngày 11-8, tàu cá BĐ 40086 TS, do ông Hồ Chung, trú tại phường Quang Trung, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, làm thuyền trưởng, đã đưa 8 ngư dân bị nạn trên biển vào đất liền an toàn.
Việc làm luôn mang đến nụ cười cho người lao động. Có việc làm ổn định đồng nghĩa là có mức thu nhập ổn định để trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, không phải lúc nào người lao động cũng tìm được việc làm như ý muốn. Thậm chí, nếu thiếu kiến thức, thiếu thông tin, rất có thể sẽ trở thành nạn nhân của trò lừa đảo. Câu chuyện của những người bị lừa gạt, ép buộc đi lao động “khổ sai” trên một số con tàu ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là một minh chứng.
Già làng Pả Hiền, thôn 4, xã Thuận, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị được mọi người biết đến bởi có hành động đẹp trong thời buổi “tấc đất tấc vàng”. Ông đã hai lần hiến đất để xây dựng các công trình dân sinh tại địa phương.
Tôi muốn dùng cụm từ này để nói về thầy giáo quân hàm xanh Trần Bình Phục, người 8 năm chống chọi với căn bệnh ung thư máu, nhưng vẫn miệt mài “truyền lửa” cho các em nhỏ trên đảo Hòn Chuối, tỉnh Cà Mau.
Từ tinh thần trách nhiệm và niềm đam mê trong nghiên cứu, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nhiều năm qua, Đại úy Nguyễn Phi Hùng, Phó Đồn trưởng ĐồnBPVinhHiền, bđbp Thừa Thiên Huế đã dành nhiều tâm huyết để cải tiến hệ thống bia bắn kiểm tra bài 2 súng tiểu liên AK, với tên gọi "VH15", góp phần nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện tại đơn vị.
Ngày 18-5, Ban Dân vận Huyện ủy Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế và ĐồnBP cửa khẩu cảng Chân Mây, ĐồnBPVinhHiền, ĐồnBP Lăng Cô đã tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác dân vận trên địa bàn huyện Phú Lộc, giai đoạn 2017 - 2021.
Trên địa bàn biên giới, bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn nhiều mảnh đời bất hạnh, sinh ra đã bị dị tật bẩm sinh do di chứng chất độc da cam, khiến người thân đau khổ, gia đình lâm vào cảnh khó khăn, nghèo đói... Nhằm động viên tinh thần, giúp những số phận bất hạnh giảm bớt khó khăn, BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những hành động kịp thời, mang ý nghĩa nhân văn cao cả, như "khai sinh" mô hình "Hũ gạo tình thương", "Ngày thứ Bảy, Chủ nhật tình nguyện" để sửa chữa nhà ở cho đối tượng đặc biệt khó khăn; phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi vận động các nguồn tài chính ủng hộ những hoàn cảnh thiếu may mắn.
Đoàn Đình Việt sinh ra ở Chương Mỹ, quê lụa Hà Tây cũ, nay là Hà Nội, mảnh đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa, nhưng chưa một ngày nào anh được cống hiến sức trẻ cho quê hương. Trò chuyện với tôi, anh nói say sưa về biên giới Cao Bằng, giọng nói cũng đặc sệt phương ngữ của rừng núi. Dường như những gian khó nhọc nhằn của biên cương đã làm nên một biểu tượng thanh niên Biên phòng. Thượng úy Đoàn Đình Việt là một điển hình như vậy.