Trên địa bàn biên giới tỉnh Lai Châu vẫn tiếp tục xảy ra mưa, lũ, sạt lở đất, đá gây thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân; các tuyến đường giao thông từ trung tâm huyện Phong Thổ đi các xã biên giới, đồn Biên phòng (BP) bị chia cắt, cô lập. Việc triển khai khai lực lượng cơ động đến ứng cứu gặp rất nhiều khó khăn, có địa bàn không tiếp cận được, nhất là tuyến Phong Thổ (địa bàn Đồn BP Dào San, Sì Lờ lầu, Vàng Ma Chải).
Thấy tôi mải nhìn tấm ảnh khổ lớn giăng kín bức tường phòng khách, Thiếu tá Nguyễn Văn Hòa, Đồn trưởng Đồn BP Thu Lũm, BĐBP Lai Châu hào hứng nói: “Hòn đá trắng Thu Lũm đấy, anh ạ. Hình trên ảnh to đúng bằng hình trên thực địa. Thiêng lắm! Các anh có điều kiện thì lên đấy thắp hương cho “ông cụ”. Biết chuyện rồi mà không lên đấy được, tiếc lắm”.
Hơn 10 năm lăn lộn trên những mảnh đất xa xôi và gian khổ, chỉ có tình yêu nghề, yêu đồng bào các dân tộc, yêu người lính quân hàm xanh… mới có thể giúp những nhà báo nữ vượt lên chính mình, để cung cấp cho công chúng bức tranh đầy đủ về cuộc sống vùng biên ải. Và trong hành trình tác nghiệp nơi biên giới, biển đảo ấy, nhà báo Thu Hòa, hiện công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam đã có không ít kỷ niệm khó quên với các đồng nghiệp Báo Biên phòng. Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2017), chị chia sẻ đôi điều về những chuyến đi đáng nhớ cùng phóng viên Báo Biên phòng “vác ba lô lên biên giới”.
Đồn BP Thu Lũm (BĐBP Lai Châu) luôn xác định công tác vận động quần chúng là nhiệm vụ có vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, địa bàn biên giới an toàn, sẵn sàng chiến đấu, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trong khu vực biên giới.
Sắc xuân phơi phới khắp núi cao, thung sâu, trên dọc dài đường biên giới Tổ quốc. Sau những ngày nghỉ Tết dương lịch, khi những con chim Pí rộn ràng bay liệng trên dải đất biên cương xanh thắm, ấy cũng là lúc những bé thơ vui vẻ trong sắc áo thổ cẩm sặc sỡ đến trường học cái chữ Bác Hồ. Trên đường xuân đến lớp ấy, cùng với bao bạn nhỏ trăm miền, gần 1.000 em thơ người dân tộc thiểu số sống tại các vùng đặc biệt khó khăn trên biên giới, có hoàn cảnh éo le, bất hạnh đã tìm lại con đường tới trường của mình nhờ tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm của những người lính mang quân hàm xanh màu lá.
Bước vào tuổi "xưa nay hiếm", Đại tá Trần Văn Quang luôn trăn trở với niềm khát vọng được về thăm lại miền biên giới Mường Tè, nơi ông có những tháng năm thực hiện nhiệm vụ trong đội hình lực lượng Công an nhân dân vũ trang. Sau nhiều lần hoãn đi hoãn lại vì lý do sức khỏe hoặc do đường sá bị sạt lở, kế hoạch về thăm Mường Tè lần này của ông cùng 4 đồng đội cũ được "thuận buồm xuôi gió".
Tôi đứng bên ngoài vách gỗ một căn nhà ở sát biên giới, nghe rõ tiếng trẻ con hát bài hát quốc ca bằng một thứ giọng rất ngây ngô, tự nhiên. Vòng ra phía cửa, nhìn qua khe cửa, tôi thấy một cậu bé chừng 8, 9 tuổi đang hơ tay bên bếp lửa miệng ê a hát. Căn nhà trống trải chỉ có một mình cậu bé và có lẽ quốc ca là bài hát đầu tiên trong cuộc đời cậu bé người dân tộc thiểu số không biết tiếng phổ thông đã học được. Về sau, tôi biết một cán bộ biên phòng cắm bản đã dạy cậu bé hát quốc ca.
Từ cuối trời Tây Bắc, Mường Tè, Lai Châu chính là nơi khởi phát ý tưởng mô hình "Nâng bước em tới trường". Hơn thế nữa, khi đã trở thành một nghĩa cử được phổ biến rộng rãi trong tất cả các tỉnh, thành biên phòng, việc chăm lo nuôi dưỡng thế hệ trẻ, nguồn nhân lực tại chỗ đã trải nghiệm thực tế và thành công ở Lai Châu từ lâu nay với tên gọi: "Xây dựng biên giới tri thức".
Khi phát động phong trào "BĐBP chung sức xây dựng nông thôn mới" (tháng 3-2012), Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP xác định, đây là một trong những nội dung quan trọng xây dựng thế trận biên phòng toàn dân, không chỉ bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế ở khu vực biên giới (KVBG), hải đảo, mà còn góp phần thiết thực bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Ngày 20-6, Mạng lưới từ thiện Việt Nam cùng Đồn BP Thu Lũm đã khánh thành và bàn giao nhà ăn bán trú xây tặng trường Tiểu học xã Thu Lũm, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Chỉ riêng có ở Lai Châu, các đồn Biên phòng đóng quân nơi miền Tây Bắc này có treo cặp bảng biển đề câu thơ của vua trấn ải Lê Lợi "Biên phòng hảo vị trù phương lược/ Xã tắc ưng tu kế cửu an" trang trọng ở trong doanh trại. Những người lính nơi này tự hào nói rằng, họ may mắn được thừa hưởng truyền thống văn hóa, nghệ thuật quân sự dày dặn của cha ông và giờ là lúc kế thừa phát huy một cách khoa học, sáng tạo trong tình hình mới.
Cùng với việc thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, BĐBP Lai Châu đã và đang tích cực tham gia Chương trình "Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM)". Việc làm này không chỉ góp phần nâng cao chất lượng đời sống của đồng bào nơi biên giới, mà còn thiết thực củng cố thế trận quốc phòng, an ninh vững mạnh.
Tôi có nhiều dịp cùng Đại tá, nhà văn Phạm Thanh Khương, Phó Tổng biên tập báo Biên phòng đi công tác đến những miền đất xa xôi của Tổ quốc. Khi thì Lũng Cú chót cực Bắc đất nước, khi thì tận mũi Cà Mau, lúc thì Móng Cái, Trà Cổ bên dòng Bắc Luân đang cắm mốc, buổi thì len lỏi chân Vườn quốc gia Pù Mát tìm gặp tộc người Đan Lai chống nạng ngủ ngồi... Nhưng một trong nhiều kỷ niệm đáng nhớ nhất là khi tôi đi cùng nhà văn Phạm Thanh Khương lên tận cửa khẩu U Ma Tu Khoòng, Lai Châu thăm thẳm trời mây biên giới để gặp tộc người La Hủ ít ỏi còn sót lại không quá nghìn người, đang có nguy cơ suy giảm dân số. Bây giờ nghĩ lại mới biết, mình có chuyến đi quả là táo bạo và nguy hiểm nhưng cũng đầy khao khát, nức lòng.
Từ ngày 25 đến 27-1, Đoàn công tác Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Tư lệnh BĐBP do Giáo sư - Tiến sĩ Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Trung Ương Đảng, Giám đốc học viện làm trưởng đoàn đã đến thăm tặng quà cán bộ, chiến sĩ BĐBP và nhân dân các xã biên giới thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Ngày 25-2-2012, đồn BP Thu Lũm phối hợp với Đảng uỷ, UBND xã Thu Lũm tổ chức ra quân mở đợt cao điểm trợ giúp đồng bào dân tộc La Hủ khai hoang ruộng lúa nước tại bản Là Si.