Bão số 13 đã quét qua vùng biển các tỉnh miền Trung rồi đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Bình đến Nam Hà Tĩnh với sức gió mạnh nhất cấp 9, giật cấp 12. Mặc dù đã giảm cấp khi vào đất liền, nhưng sóng lớn do bão đã gây sạt lở bờ biển nghiêm trọng. Trên địa bàn Biên phòng các tỉnh miền Trung cũng ghi nhận thiệt hại không nhỏ về nhà cửa, cơ sở vật chất.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mỗi năm, tỉnh Quảng Nam phải gánh chịu hàng chục cơn bão, áp thấp nhiệt đới lớn nhỏ khác nhau. Bởi vậy, với những người lính mang quân hàm xanh nơi đây, nhiệm vụ phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, làm điểm tựa giúp đỡ ngư dân yên tâm bám biển, vươn khơi luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời bình.
Nhiều năm qua, BĐBP Cà Mau đã chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, vùng biển, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Huyện Hoài Nhơn (Bình Định) là địa phương có lợi thế kinh tế biển. Trong những năm qua, Hoài Nhơn được coi là điểm sáng của Bình Định trong công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh vùng biển, đảo. Nhân dịp sơ kết 10 năm thực hiện “Ngày Biên phòng toàn dân” giai đoạn 2009-2019, phóng viên Báo Biên phòng đã phỏng vấn ông Phạm Trương, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Hoài Nhơn về kết quả cũng như kinh nghiệm triển khai thực hiện của địa phương.
Trong các ngày từ 23 đến 25-7, BĐBP các tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa thăm, tặng quà các thương bệnh binh, gia đình chính sách nhân dịp kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2018).
Họ thuộc lực lượng đặc biệt của Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm (PCMT&TP) BĐBP Điện Biên, một trong những đơn vị có thành tích nổi bật nhất trong công tác đấu tranh với tội phạm ma túy năm 2017. Trong cuộc chiến gian nan và nguy hiểm này, những trinh sát Biên phòng không chỉ phải đối mặt với những tên tội phạm nguy hiểm, manh động nhất, mà còn phải đấu trí với những phương thức, thủ đoạn tinh vi, gian xảo của những trùm ma túy khét tiếng hai bên biên giới Việt - Lào.
Chúng tôi đi dọc các xã Sủng Là, Phố Là, Phố Cáo (huyện Đồng Văn, Hà Giang) thỉnh thoảng bắt gặp những ngôi nhà xây 2-3 tầng khang trang, cửa khóa im ỉm. Hỏi ra mới biết, chủ nhân của những ngôi nhà đó hiện đang đi làm thuê bên Trung Quốc. Điều đáng nói là hầu hết những người này đều vượt biên sang Trung Quốc để “lao động chui”.
Thời gian qua, các lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị đã tích cực đấu tranh, triệt phá nhiều đường dây, ổ nhóm mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ở khu vực biên giới, tuy nhiên, hoạt động của loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm này vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp. Chúng thường cấu kết với bọn tội phạm ở bên kia biên giới hình thành nhiều đường dây ma túy cỡ lớn, sau đó tìm cách móc nối, vận chuyển “hàng” vào nội địa Việt Nam tiêu thụ. “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, mặc dù chúng có nhiều thủ đoạn tinh vi và liều lĩnh như vậy, nhưng cũng không qua mặt được lực lượng chức năng. Đã có không ít đường dây ma túy khủng phải “dính lưới” pháp luật...
BĐBP được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ 4.653,5km đường biên giới đất liền, tiếp giáp ba nước Trung Quốc, Lào, Campuchia, với 131 cửa khẩu (24 cửa khẩu quốc tế, 24 cửa khẩu chính và 83 cửa khẩu phụ); 3.260km bờ biển, quản lý 188 bến cảng, khu vực tàu thuyền neo đậu, chuyển tải hàng hóa và 1 sân bay dầu khí Vũng Tàu. Địa bàn biên giới tuyến đất liền hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, giao thông đi lại khó khăn, nhưng lại là điều kiện thuận lợi cho việc tập kết, vận chuyển ma túy; gây rất nhiều khó khăn cho việc triển khai các hoạt động nghiệp vụ đấu tranh ngăn chặn hoạt động mua bán, vận chuyển ma túy.
Trong hai ngày 20 và 21-7, các đơn vị BĐBP đã tổ chức nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa, thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng trên địa bàn đơn vị đóng quân. Đây là những việc làm có ý nghĩa thiết thực hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh-Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2017).
Mỗi khi mưa giông đổ trắng trời, người dân ở các bản trong xã Ga Ri nằm trên đỉnh Trường Sơn lại thấp thỏm khi nghe tiếng sét đánh và canh cánh nỗi lo người thân đi làm nương chưa về. Thôn Apool, xã Ga Ri có ngôi nhà đã liên tiếp bị “Thiên lôi” giáng búa đến 3 lần. Mỗi khi trời đổ mưa giông, già làng lại nhấp nhổm tính chuyện bỏ nhà và chui xuống bếp để trốn “Thiên lôi” không mời mà cứ đến.
Nhiều người nói Đồn trưởng Phan Đình Thành là người “có duyên” với các vụ án ma túy, bởi anh đến địa bàn nào là y như rằng đám tội phạm nguy hiểm này bị “lật mặt”. Với riêng tôi, được may mắn đồng hành cùng anh trong một số vụ truy bắt tội phạm ma túy và nhận thấy “cái duyên” này ở anh không phải tự nhiên mà có. Để khép lại một vụ án phải có nhiều đêm trăn trở, tính toán khoa học và cả những kinh nghiệm tích lũy suốt một thời gian dài của người đồn trưởng đồn Biên phòng.
Trong 62 huyện nghèo của cả nước, Mường Lát, Thanh Hóa có lẽ nghèo hơn cả. Cái nghèo của Mường Lát từ tháng này qua năm khác làm thất bại nhiều đề án phát triển kinh tế, làm nản chí làm giàu của bao thế hệ người dân nơi đây. Ai đã đặt chân đến Mường Lát rồi mới thấu hiểu nỗi niềm của người đi kẻ ở. Cũng vì thế sẽ nhìn nhận triệt để hơn vấn đề người Mông từ vài thập kỷ trước ồ ạt hồ hởi di cư tới đây, rồi bây giờ lại lặng lẽ toan rời bỏ nơi này.
Trong thời gian qua, sự phối hợp thống nhất và chặt chẽ giữa hai lực lượng bảo vệ biên giới Việt Nam và Lào trong đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy (TPMT) đã góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng biên giới Việt Nam - Lào ngày càng ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; củng cố và tăng cường quan hệ đoàn kết, hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào.
Trong các ngày 2-4/6, Đoàn thanh niên BĐBP Quảng Trị, Bình Định và Quảng Nam phối hợp với tổ chức đoàn các cơ quan, đơn vị và địa phương nơi đóng quân triển khai Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2017.