Cung đường này không được định lượng bằng những con số, dù nó đích thị là cuộc chạy marathon vượt chướng ngại vật. Và cũng như vận động viên thể thao, ở đó lính Biên phòng (BP) phải chuẩn bị kỹ càng cả về tâm lý, thể lực, lẫn kỹ chiến thuật để về đích theo đúng lộ trình đã vạch ra. Được trải nghiệm những thành quả ngọt ngào trong công tác tăng gia sản xuất của người lính giữa vùng biên IaPnôn khô khát, tôi càng thấm thía hơn sức mạnh, lòng quyết tâm của họ trong những “bước chạy” rất dài để chinh phục cung đường đến với “ốc đảo xanh”…
Nằm trên vùng giáp ranh giữa hai xã Ia Nan và IaPnôn, huyện Đức Cơ, thác Jrai Glong là một trong những ngọn thác đẹp nhất của tỉnh Gia Lai vẫn giữ được nét hoang sơ nguyên bản. Jrai Glong trong tiếng Jrai có nghĩa là thác cao, được UBND huyện Đức Cơ xác định là một trong 4 điểm du lịch trọng tâm từ nay đến năm 2030. Thế mạnh du lịch thì vẫn đang ở dạng tiềm năng chưa được khai thác, tuy nhiên, bên ngọn thác nguyên sơ này từ lâu đã hiện hữu sức sống mãnh liệt, đong đầy giá trị của tình đất, tình người…
Nói một cách hình tượng, sau ngày được chia tách thành lập từ xã IaPnôn cũ (tháng 10/1991), xã biên giới Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai mang dáng dấp của một “chàng dũng sĩ” đang… chìm trong giấc ngủ. Với tổng diện tích tự nhiên hơn 90km2, nguồn lực dồi dào nhờ điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, nhưng do xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, nên phải mất gần 1/3 thế kỷ, “chàng dũng sĩ” Ia Nan mới thực sự tỉnh giấc, vươn mình lớn mạnh. Hơn 30 năm chinh phục những thử thách, Ia Nan hôm nay đã thắm xanh một dải đất biên thùy…
Dẫu cuộc gặp gỡ đã diễn ra cách đây gần 15 năm về trước, nhưng tôi vẫn nhớ như in nụ cười thật hiền trên gương mặt người lính ấy và ánh mắt tràn đầy niềm tin của những bệnh nhân phong sống ở làng Tang, xã Ia Chia, huyện Ia Grai (Gia Lai). Thật thấm thía khi ai đó nói rằng, chẳng cần cho nhau sự cao sang mà chỉ cần tấm lòng cũng đủ sưởi ấm những mảnh đời bất hạnh.
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, một hệ thống chốt kiểm soát trên biên giới Việt Nam - Campuchia nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng được hình thành, nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan qua biên giới.
Từ ngày 12 đến 14-9, Đoàn kiểm tra số 5 của Bộ Tư lệnh BĐBP do Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương, Phó Tư lệnh BĐBP làm trưởng đoàn đã kiểm tra toàn diện công tác biên phòng tại Đồn Biên phòng IaPnôn và Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, BĐBP Gia Lai. Tham gia đoàn kiểm tra có Đại tá Phạm Xuân Diệu, Phó tham mưu trưởng BĐBP; Đại tá Nguyễn Quốc Cường, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP, đại diện lãnh đạo các cơ quan Bộ Tư lệnh BĐBP.
Theo số liệu mới nhất, xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai hiện có 251 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 13,96% dân số. Đây là con số “chấp nhận được”, bởi Ia Nan là xã biên giới có xuất phát điểm thấp, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, thường xuyên phải chịu thiệt nặng nề do thiên tai gây nên. Tuy nhiên, đó là mặt bằng chung, còn cụ thể công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương này vẫn đang bộc lộ những vấn đề nan giải. Câu chuyện của làng Tung, một trong 3 ngôi làng đồng bào dân tộc thiểu số (DTT) Jrai ở xã là một minh chứng...
Cơn mưa cuối mùa ở vùng đất Tây Nguyên làm nhà sinh hoạt văn hóa xã IaPnôn dềnh nước, nhưng vẫn không ngăn được sự háo hức, niềm phấn khởi của gần 500 em nhỏ từ các thôn làng trong xã kéo về đây chung vui “Đêm hội Trăng Rằm”. Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì đây quả là một sự kiện tập trung đông người rất hiếm gặp. Và điều quan trọng hơn, đó là qua hoạt động đầy ý nghĩa này, những chủ nhân vùng biên giới cảm nhận sâu sắc sự quan tâm chăm lo của các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể đối với thế hệ tương lai của đất nước...
Càng cận kề ngày khai giảng năm học mới, Tổ công tác địa bàn ĐồnBP cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, BĐBP Gia Lai lại càng bận bịu hơn. Việc chuẩn bị quà cho các học sinh nghèo vượt khó, chuyện Bếp ăn tình thương chuẩn bị đỏ lửa để những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn lại được no cái bụng mỗi khi tan trường.
Có thể nói, năm 2016 đã để lại nhiều dấu mốc quan trọng trên tuyến biên giới của tỉnh Gia Lai: Công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới được triển khai chặt chẽ; mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị với nước bạn Campuchia không ngừng được củng cố; tình trạng vi phạm qui chế biên giới, vượt biên trái phép, buôn lậu, gian lận thương mại và các loại tội phạm khác được đấu tranh, ngăn chặn kịp thời; chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) được triển khai thực hiện quyết liệt giúp Gia Lai trở thành địa phương đầu tiên trên địa bàn biên giới Tây Nguyên có xã đạt chuẩn NTM… Những thành tích nêu trên ghi đậm dấu ấn của những người lính mang quân hàm xanh.
Ngày 17-1, nhân dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, ĐồnBPIaPnôn, BĐBP Gia Lai đã tổ chức tặng hơn 1 tấn gạo và 45 suất quà, cùng các nhu yếu phẩm thiết yếu cho bà con có hoàn cảnh khó khăn và gia đình chính sách trên địa bàn xã IaPnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
Có mặt trong các buổi họp thường kỳ của "Tổ tự quản an ninh trật tự" tại IaPnôn gồm có đại diện ĐồnBPIaPnôn, Trưởng thôn, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, lực lượng dân quân, già làng cùng các thành viên trong tổ. Tại cuộc họp, từng bộ phận được phân công báo cáo tình hình an ninh trật tự, kinh tế, xã hội diễn ra trên địa bàn để cùng nhau bàn bạc phương án giải quyết và góp ý xây dựng các mô hình kinh tế giúp bà con trên địa bàn xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Tỉnh Gia Lai có tổng diện tích rừng hơn 600.000ha, chủ yếu là rừng tự nhiên được phân bổ đều khắp trên địa bàn các huyện, thị xã trong tỉnh. Địa phương còn có đường biên giới dài giáp với nước bạn Campuchia nên công tác bảo vệ rừng của các lực lượng chức năng, gặp rất nhiều khó khăn. Ở các xã biên giới, tình trạng du canh du cư, mua bán đất sản xuất, "phá rừng mở rẫy" diễn biến phức tạp. Việc phát hiện, xử lý đối với những hành vi vi phạm lâm luật cũng gặp không ít khó khăn, cần có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị ở cơ sở.
Từ ngày thành lập đến nay, đây là lần đầu tiên lực lượng BĐBP Gia Lai phải đi mua nước phục vụ sinh hoạt của bộ đội. Hạn hán năm nay quá khốc liệt, nhiều đồnBP đang lâm vào tình trạng cực kỳ khó khăn, do không thể tìm đâu ra nguồn nước để phục vụ sinh hoạt cũng như tăng gia sản xuất. Nguồn rau xanh tại chỗ đã cạn kiệt, cây xanh trong khuôn viên nhiều đơn vị khô héo, trong khi tại địa bàn các đơn vị đóng quân, nhân dân cũng đang điêu đứng chờ nước...
Trong những năm gần đây, môi trường sinh thái trên tuyến biên giới Tây Nguyên nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng, liên tiếp có những tác động tiêu cực từ con người, gây ảnh hưởng xấu đến vấn đề bảo đảm dân sinh. Cùng với đó là những diễn biến thất thường của thời tiết khí hậu, đã đặt ra hàng loạt thách thức đối với lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, trong đó có việc bảo đảm hậu cần tại chỗ của các đồn Biên phòng…