Với 38 thôn, buôn trải dài hơn 71km đường biên giới, đi qua địa phận 4 xã thuộc 2 huyện (Buôn Đôn và Ea Súp), có thể nói khu vực biên giới tỉnh Đắk Lắk là một trong những nơi đất rộng người thưa, xa xôi cách trở bậc nhất trên địa bàn Tây Nguyên. Ở đây có những khu dân cư nằm cách trung tâm xã hàng chục km và cách đồnBiênphòng (BP) quản lý địa bàn cả ngày đường dành cho người đi bộ. Xa xôi, cách trở là thế, nhưng nhờ sự quan tâm chăm lo sâu sắc của Đảng và Nhà nước, những nỗ lực, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân ở địa phương, cũng như sự đồng hành sẻ chia của người lính BP, biên giới giờ đây tuy xa mà cũng thật gần…
Sau vụ nhóm khủng bố dùng hung khí tàn sát cán bộ và nhân dân, đập phá trụ sở nhà nước xảy ra ở huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) vào ngày 11/6/2023, một lần nữa vấn đề quản lý, sử dụng vũ khí (VK) lại nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Rõ ràng, một khi các loại vũ khí vẫn còn trôi nổi trong dân, dù số lượng không nhiều cũng mang đến những mối hiểm họa khôn lường đối với tính mạng, tài sản con người, cũng như việc bảo tồn hệ sinh thái. Trên địa bàn biên giới các tỉnh Tây Nguyên, công tác vận động thu hồi VK tàng trữ, sử dụng trái phép được triển khai quyết liệt trong nhiều năm qua đã góp phần hạn chế những tác hại do súng đạn gây nên...
Quán triệt phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, những năm qua, BĐBP Đắk Lắk đã thực hiện và nhân rộng nhiều chương trình, mô hình giúp dân phát triển kinh tế - xã hội, mang lại hiệu quả thiết thực.
Luật Biênphòng Việt Nam (BPVN) được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 10, ngày 11/11/2020 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Luật BPVN đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, góp phần huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị hướng về biên giới. Phóng viên Báo Biênphòng đã có cuộc phỏng vấn Đại tá Đỗ Quang Thấm, Phó Chính ủy BĐBP Đắk Lắk về vấn đề này.
Kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2023), từ ngày 25 đến 27/7, các đơn vị BĐBP tiếp tục triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời tổ chức thăm hỏi, tặng quà thương binh, gia đình chính sách trên địa bàn khu vực biên giới.
Khu vực biên giới, biển đảo có vị trí đặc biệt quan trọng cả về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương để tăng cường phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực này nhằm nâng cao đời sống về vật chất và tinh thần của người dân. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã bộc lộ nhiều bất cập và tạo ra nhiều áp lực lớn đối với môi trường sinh thái.
Xưa nay, nói đến Vườn quốc gia YokĐôn là mọi người nghĩ ngay đến khu rừng đặc dụng lớn nhất Việt Nam, với hệ sinh thái rất đa dạng, phong phú, trải rộng trên diện tích xấp xỉ thành phố Đà Nẵng. Theo khảo sát mới nhất, YokĐôn hiện có 1.656 loài động, thực vật, trong đó có nhiều nhóm được xếp vào hàng đặc hữu, quý, hiếm, rất có giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn sinh học cũng như tham quan du lịch và trải nghiệm văn hóa. Bên cạnh “vị thế” nêu trên, ẩn sâu giữa đại ngàn biên giới, YokĐôn còn có “khu vườn cổ tích” - nơi lưu giữ những nét đẹp mộc mạc, bình dị của tình quân dân...
Từ ngày 11 đến 15/5, các đơn vị trong BĐBP Đắk Lắk phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực giúp nhân dân khu vực biên giới. Đây là hoạt động hướng tới chào mừng kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023) và kỷ niệm 48 năm Ngày Thành lập BĐBP Đắk Lắk (23/5/1975-23/5/2023).
Yếu tố “thiên thời - địa lợi - nhân hòa” luôn là chiếc “chìa khóa vàng” để mở ra thành công trên mọi lĩnh vực cuộc sống. Công tác hậu cần trong Quân đội nói chung, chuyện “cơm áo gạo tiền” của các đơn vị Biênphòng (BP) trên biên giới tỉnh Đắk Lắk nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Trong 2 ngày 19 và 20/4, Đoàn phúc tra số 2 của Bộ Tư lệnh BĐBP do Thiếu tướng Phùng Quốc Tuấn, Phó Chính ủy BĐBP làm trưởng đoàn tiến hành phúc tra kết quả khắc phục tồn tại, hạn chế sau kiểm tra toàn diện công tác Biênphòng năm 2022 đối với Bộ Chỉ huy BĐBP Đắk Lắk.
Trong 2 ngày 25-26/3, các đồnBiênphòng thuộc BĐBP tỉnh Đắk Lắk phối hợp với các cơ quan, đơn vị và các tổ chức Đoàn tổ chức các hoạt động trong chương trình “Tháng Ba biên giới” với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực chào mừng kỷ niệm 92 năm Ngày Thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2023).
Sau đợt ra quân cao điểm đấu tranh trấn áp tội phạm dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, những người lính làm công tác phòng chống ma túy và tội phạm (PCMT&TP) thuộc BĐBP Đắk Nông lại trở về với “nhịp điệu” quen thuộc của mình - lặng lẽ kiếm tìm những “hạt sạn” giữa ngàn xanh. Trên cung đường biên giới trải dài hơn 141km đi qua 76 thôn, bon, buôn, bản vùng cực Nam Tây Nguyên, hoạt động của các loại tội phạm mặc dù diễn ra khá trầm lắng, nhưng bước chân của họ vẫn ngày qua ngày in dấu, mang yên vui đến với mọi nhà…
Nhân dịp kỷ niệm 64 năm Ngày Truyền thống BĐBP (3/3/1959-3/3/2023), 34 năm "Ngày Biênphòng toàn dân" (3/3/1989-3/3/2023), ngày 28/2, UBND xã Krông Na (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) và UBND xã Hưng Điền A (huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An) phối hợp với các đơn vị BĐBP tổ chức "Ngày hội Biênphòng toàn dân" và sơ kết việc thực hiện phong trào "Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới" năm 2023.
Từ năm 2020 đến nay, BĐBP Đắk Lắk đã vận động thu hồi trên 110 khẩu súng các loại, 46 viên đạn, 2 quả đạn cối và nhiều vũ khí, công cụ hỗ trợ khác. Riêng trong 6 tháng cao điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ năm 2022, đơn vị đã thu hồi 43 khẩu súng các loại, trong đó, có 2 khẩu súng quân dụng, 6 súng kíp, 25 khẩu súng cồn cùng nhiều vũ khí, công cụ hỗ trợ khác. Đáng nói là số vụ việc phạm pháp liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ chưa có dấu hiệu thuyên giảm...
Bước vào tháng 12 hằng năm, khu vực Tây Nguyên bước vào giai đoạn giao mùa, thời điểm dễ bùng phát các bệnh về đường hô hấp, cúm mùa, sốt xuất huyết. Trong khi khu vực biên giới tỉnh Đắk Lắk là vùng sâu, vùng xa, nên việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế của người dân còn hạn chế. Trước tình hình đó, để chung tay cùng với chính quyền, ngành y tế địa phương, các trạm quân dân y của BĐBP Đắk Lắk đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người dân phòng chống dịch bệnh trên địa bàn khu vực biên giới.