Ngày Đại dương thế giới (8/6) do Liên hợp quốc thông qua thể hiện sự đoàn kết, kết nối tất cả mọi người trên toàn thế giới với mục tiêu bảo tồn, phát triển bền vững biển và đại dương. Đứng chân trên địa bàn tuyến biển, đảo, thời gian qua, các đơn vị BĐBP đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm hưởng ứng và chung tay bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
Tà Păng là bản giáp biên, xa xôi nhất của xã Hướng Lập (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), bởi vậy mà người ta thường liên tưởng đến những khó khăn, vất vả và thiếu thốn. Thế nhưng, trái ngược với những “suy đoán” ấy, khi đến Tà Păng, chúng tôi choáng ngợp trước vẻ đẹp yên bình có phần trù phú của bản làng người Vân Kiều nhờ sự nỗ lực xây dựng cuộc sống mới của quân và dân biên giới.
Vụ việc 437 công dân Việt Nam được lực lượng chức năng Philippines giải cứu khỏi cơ sở đánh bạc ngày 4/5/2023 vừa qua tại tỉnh Pampanga, gần Thủ đô Manila, Philippines tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về bẫy “việc nhẹ, lương cao”.
Ngày 4/6, các đơn vị BĐBP trong toàn quốc phối hợp với chính quyền địa phương và lực lượng chức năng ra quân "Làm sạch biển", thu gom rác thải tại các khu dân cư, bãi biển trên địa bàn đóng quân nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam. Hoạt động thường niên này có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường của toàn cộng đồng.
Từ tình hình thực tế, Bộ Tư lệnh BĐBP liên tục ban hành các văn bản chỉ đạo đơn vị cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), trọng tâm là tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát tàu cá. Sự chỉ đạo cương quyết và sâu sát của Bộ Tư lệnh BĐBP đã mang lại những tín hiệu tích cực qua những lần kiểm tra thực tế tại các địa phương trọng điểm nghề cá của cả nước.
Ngư dân Trần Quang Hiếu, thuyền trưởng tàu cá BT96476TS ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận vừa đi biển vào bờ đã nhắc vợ tới báo cáo đồn, trạm Biênphòng nhờ thông báo về việc xử lý các tàu đánh cá vi phạm. Anh Hiếu cho biết, trong phiên biển đầu năm 2023, ra khơi gặp chuyện thì có Biênphòng làm trọng tài phân xử, cứ đụng ghe là tới gặp cán bộ Biênphòng để được hỗ trợ.
Sinh thời, Bác Hồ từng nói: “Trẻ em như búp trên cành”, Người luôn yêu thương hết mực và dành sự quan tâm đặc biệt đối với trẻ em. Học tập và làm theo lời Bác dạy, những người lính Biênphòng luôn quan tâm, chăm lo cho trẻ em ở khu vực biên giới bằng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả. Sự quan tâm đó càng được thể hiện rõ nét vào Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6.
Ở nơi biên cương Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ ĐồnBiênphòng Thanh (BĐBP Quảng Trị) không chỉ chia sẻ với những học sinh trên địa bàn bằng những phần quà để cải thiện bữa ăn hay đồng hành trên con đường tới trường, mà còn trang bị cho các em những kỹ năng để có cuộc sống hạnh phúc, an toàn. Việc chăm chút những mầm non nơi biên giới được những người lính Biênphòng làm với tất cả tình thương và trách nhiệm.
Với hơn 400 ngày đêm chiến đấu chống quân Pol Pot, Đồn Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) Cầu Muống (nay là ĐồnBiênphòng Cầu Muống) đã không quản ngại hy sinh, gian khổ, mưu trí, dũng cảm giết giặc lập công, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Trong cuộc chiến đấu này, có 8 cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) của đơn vị đã anh dũng hy sinh để bảo vệ tuyến biên giới Hồng Ngự.
Giữa bốn bề biển cả, cán bộ, chiến sĩ ĐồnBiênphòng Trường Sa, BĐBP Khánh Hòa đã khắc phục những bất lợi về thời tiết, sóng, gió, đẩy mạnh công tác tăng gia sản xuất, trồng thành công nhiều loại rau xanh. Những kết quả đạt được trên mặt công tác này đã khẳng định ý chí khắc phục khó khăn, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ của người lính mang quân hàm xanh nơi đầu sóng, ngọn gió, góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn cho bộ đội.
Mô hình “Tổ 3 người” được khôi phục hoạt động trong toàn quân từ năm 2019 đến nay là biện pháp quan trọng để cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy nắm chắc tình hình tư tưởng, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của cán bộ, chiến sĩ, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Tuy nhiên, trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, việc quản lý theo hành chính có lẽ là chưa đủ mà cần có sự quản lý đối với các hoạt động của cán bộ, chiến sĩ trên không gian mạng xã hội.
Các lực lượng chức năng, trong đó có BĐBP thực hiện nhiệm vụ trên vùng biển, đảo Trường Sa thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động ngư dân chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong quá trình hành nghề. Trên cơ sở đó, bà con ngư dân đánh bắt trên vùng biển Trường Sa đang quyết tâm, chung sức cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” cho ngành thủy sản Việt Nam.
Đại úy Lê Hồng Sơn, sĩ quan điều tra Đội 1, Đoàn Đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm miền Trung (Đoàn 2), Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm BĐBP có dáng vóc thư sinh, nói vừa đủ nghe - khác hẳn với hình ảnh người lính làm nhiệm vụ phòng, chống tội phạm trên phim ảnh. Thế nhưng, với những gì thể hiện qua các chuyên án, vụ án, anh khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.
Tuy vừa mới được thành lập (tháng 3/1976), lực lượng còn mỏng, trang bị còn thiếu, cơ sở vật chất doanh trại đồn, trạm còn sơ sài, nhưng từ năm 1977-1979, Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) Đồng Tháp đã cùng với nhân dân và các lực lượng vũ trang địa phương phối hợp chiến đấu, dũng cảm để bảo vệ nhân dân, bảo vệ biên giới. Trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc này, đơn vị có 41 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh và hơn 100 đồng chí là thương binh, bệnh binh.
Được phát động từ năm 2008, Cuộc vận động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (gọi tắt là CVĐ) đã thu hút đông đảo văn nghệ sĩ, phóng viên và các tầng lớp nhân dân tham gia với hàng nghìn tác phẩm, công trình, ấn phẩm. Năm 2022, CVĐ cũng được toàn quân, toàn dân hưởng ứng rộng rãi, trong đó có lực lượng Biênphòng. Thông qua CVĐ đã góp phần lan tỏa sâu rộng giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn xã hội.