Lai Châu có đường biên giới dài 265,165km, tiếp giáp với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Những năm qua, BĐBP Lai Châu đã tăng cường công tác đối ngoại biênphòng, gặp gỡ, trao đổi thông tin với lực lượng quản lý, bảo vệ Trung Quốc đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm và hành vi xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác cùng phát triển.
Ngày 23/6, tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu, Việt Nam, Đoàn đại biểu các đồnBiênphòng: cửa khẩu Ma Lù Thàng, Sì Lờ Lầu, ThuLũm (BĐBP Lai Châu), Y Tý (BĐBP Lào Cai) do Trung tá Quản Anh Tuấn, Đồn trưởng ĐồnBiênphòng cửa khẩu Ma Lù Thàng làm trưởng đoàn và Đoàn đại biểu Trạm kiểm tra Biênphòng xuất, nhập cảnh Kim Thủy Hà (Vân Nam, Trung Quốc) do đồng chí Chu Nghĩa An, Trạm trưởng làm trưởng đoàn tiến hành Hội đàm công tác nghiệp vụ quý II năm 2023.
Chào mừng kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023), các đơn vị Biênphòng và địa phương khu vực biên giới đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa trong những ngày tháng Năm lịch sử này.
Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là bước đầu tiên của quá trình hình thành ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, Bộ Quốc phòng đã triển khai toàn diện, đồng bộ các nội dung Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng QĐND tham gia công tác PBGDPL, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (gọi tắt là Đề án 1371) phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc thù của các cơ quan, đơn vị. Nhờ đó, công tác PBGDPL đã có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng bài bản và đi vào nền nếp; ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân ngày càng được nâng cao.
Với gần 30 năm gắn bó, Thiếu tá Lý Văn Hướng, cán bộ quân y ĐồnBiênphòng Pa Ủ, BĐBP Lai Châu luôn tâm niệm: “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”. Mỗi cung đường anh đi qua, mỗi câu chuyện đẹp về tình quân - dân được kể như những nốt vui trong bản nhạc mùa Xuân nơi biên cương.
Những năm qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư hỗ trợ cho đồng bào các dân tộc ở Lai Châu, trong đó có đồng bào La Hủ. Các chính sách đã đảm bảo phủ kín mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, góp phần làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, trong đó có đồng bào dân tộc La hủ; một số cơ sở hạ tầng thiết yếu đã được đầu tư, đời sống của người dân từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, một cách tổng thể, đời sống của đồng bào La Hủ vẫn còn rất nhiều khó khăn và đứng trước nguy cơ bị mai một.
Tận dụng đất đồi dốc, ông Chu Lù Chừ, bản ThuLũm, xã ThuLũm, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao thay vì trồng ngô, lúa để phát triển kinh tế. Cùng với thay đổi cơ cấu cây trồng, ông Chừ phát triển thêm chăn nuôi. Nhờ đó, kinh tế gia đình ông Chừ có bước phát triển đột phá.
Bằng uy tín và sự gương mẫu của mình, ông Chu Xé Lù, người Hà Nhì, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã biên giới ThuLũm, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đã bền bỉ vận động con cháu, nhân dân tham gia tự quản đường biên, cột mốc. Ông cũng là nhân tố tích cực trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế gia đình làm mẫu cho các hộ dân khác làm theo.
Nước ta hiện có khoảng 13 triệu người cao tuổi. Cùng với các tầng lớp nhân dân, người cao tuổi, người có uy tín trong cộng đồng luôn đồng hành cùng BĐBP xây dựng và giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nhiều người cao tuổi đã trực tiếp tham gia và vận động có hiệu quả người dân tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, vùng biển của Tổ quốc.
Với nhiều hình thức đa dạng, sinh động, BĐBP Lai Châu đã và đang tuyên truyền sâu rộng Luật Biênphòng Việt Nam (BPVN) và các văn bản pháp luật có liên quan tới các tầng lớp nhân dân. Đến nay, những nội dung cơ bản, cốt lõi của văn bản này đã lan tỏa, “bám rễ” vào đời sống của nhân dân ở khu vực biên giới.
Trong cuộc trò chuyện với tôi, người mà ông Chu Lù Chừ, bản ThuLũm, xã ThuLũm, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu hay nhắc tới là Thiếu tá Cao Văn Quý, Chính trị viên ĐồnBiênphòngThuLũm. Hỏi chuyện mới biết, anh Quý là người đồng hành, tư vấn cho ông Chừ chăn nuôi, phát triển mô hình kinh tế tổng hợp tăng thu nhập cho gia đình.
Ngày 22/7, Đoàn đại biểu các đồnBiênphòng: cửa khẩu Ma Lù Thàng, Sì Lờ Lầu, ThuLũm, Y Tý (BĐBP Lai Châu, Việt Nam) do Trung tá Quản Anh Tuấn, Đồn trưởng ĐồnBiênphòng cửa khẩu Ma Lù Thàng làm trưởng đoàn và Đoàn đại biểu Trạm kiểm tra Biênphòng xuất nhập cảnh Kim Thủy Hà (Vân Nam, Trung Quốc) do đồng chí Chu Nghĩa An, Trạm trưởng làm trưởng đoàn tiến hành hội đàm bằng hình thức trực tuyến.
“Chúng tôi đánh giá rất cao vai trò của cán bộ Biênphòng (BP) tăng cường cho cấp ủy xã biên giới của địa phương. Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, người dân và sự giúp sức của cán bộ, đảng viên BĐBP, khu vực biên giới Mường Tè đã có những đổi thay rõ rệt, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện và nâng lên một mức, hệ thống chính trị cơ sở được củng cố, an ninh trật tự đảm bảo”. Đó là chia sẻ của đồng chí Lý Anh Hừ, Bí thư Huyện ủy Mường Tè, tỉnh Lai Châu khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo BP.
Nghệ sĩ múa Pờ Nhù Nu là người dân tộc Hà Nhì ở bản Mé Gióng, xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Với sự cố gắng không biết mệt mỏi, chị luôn phấn đấu để trở thành một nghệ sĩ tài năng, cống hiến hết mình cho nghệ thuật múa Việt Nam, góp phần quảng bá, lưu giữ bản sắc văn hóa độc đáo nơi miền núi cao của tỉnh Lai Châu.
Nhiều năm qua, quân và dân biên giới Lai Châu là “thành trì” vững chắc bảo vệ biên giới, đấu tranh hiệu quả với các hành vi xâm phạm chủ quyền, an ninh biên giới, cũng như thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19. Khắp các bản làng đồng bào các dân tộc ở miền đất nơi đầu nguồn sông Đà những ngày này rực rỡ sắc Xuân. Hình ảnh Bác Hồ và lá cờ đỏ sao vàng năm cánh luôn sống trong trái tim người dân, như lời khẳng định về chủ quyền biên giới linh thiêng. Theo lời Bác, quân và dân biên giới một lòng vững tin bảo vệ đường biên, cột mốc, vừa thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch, vừa bắt tay vào phục hồi sản xuất kinh tế, cho 1 năm mùa màng thắng lợi.