Ngày 10/9, tại xã SơnVĩ, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang xảy ra mưa lớn, một số tuyến đường và nhiều hộ dân trên địa bàn xuất hiện sạt lở đất, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của bà con. Trong đó, nhà bà Vừ Thị May (thôn Nà Nũng A, xã SơnVĩ) bị sạt lở đất vào nhà với khối lượng lớn, khoảng 80m3.
Tính đến 18 giờ chiều nay, 10/9, bão số 3 và mưa lũ sau bão đã làm 181 người chết, mất tích (127 người chết, 54 người mất tích). Dự báo, con số này sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh mưa lũ đang xảy ra rất nghiêm trọng tại nhiều tỉnh Bắc Bộ.
Hiện siêu bão Yagi đang đi vào Vịnh Bắc Bộ, vẫn giữ cường độ mạnh cấp 14, giật cấp 17 khi hoạt động trên vịnh Bắc Bộ. Vào chiều nay (7/9) bão sẽ đi vào đất liền, gây ra gió mạnh cấp 10-11-12 ở khu vực các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định. Trước tình hình bão số 3 với cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn, diễn biến phức tạp đang ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền khu vực Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta, các đơn vị BĐBP đang tích cực phối hợp với các lực lượng chức năng và chính quyền các địa phương dồn sức, dồn lực, huy động lực lượng để tổ chức ứng phó, cứu hộ cứu nạn nhằm giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do bão số 3 gây ra. Dưới đây là một số hình ảnh cập nhật mới nhất của cơn bão số 3.
Bão số 3 được dự báo là cơn bão mạnh nhất đi vào vịnh Bắc Bộ trong 10 năm trở lại đây. Các đài khí tượng quốc tế đều có chung nhận định với cơ quan khí tượng Việt Nam về quỹ đạo và xu hướng của bão số 3, về cường độ phổ biến từ cấp 15-17. Trước nhận định bão số 3 có thể trở thành siêu bão, các địa phương dự báo nằm trong đường đi của bão đang khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó nhằm hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do bão gây ra.
Từ đầu năm đến nay, thiên tai (TT) diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản của nhân dân. Ước tính, TT gây thiệt hại trên 1.800 tỷ đồng, trong đó, riêng tháng 7, TT làm 49 người chết và mất tích chủ yếu do lũ quét và sạt lở đất, thiệt hại kinh tế gần 800 tỷ đồng. Thực tế cho thấy, TT xảy ra ngày càng khốc liệt, các địa phương cần phải chủ động, sẵn sàng hơn nữa trong ứng phó để giảm thiểu thiệt hại do TT gây ra.
Chiều 26/8, tại thủ đô Vientiane (Lào), ngay sau lễ đón chính thức, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (TCCT) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã hội đàm với Thượng tướng Thongloi Silivong, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ nhiệm TCCT QĐND Lào.
Tiếp tục chuỗi hoạt động trong Chương trình Giao lưu sĩ quan trẻ Biên phòng Việt Nam - Lào lần thứ 3, năm 2024, chiều 22/8, tại tỉnh Savannakhet (Lào) đã diễn ra Tọa đàm Giao lưu sĩ quan trẻ Biên phòng Việt Nam - Lào lần thứ 3. Đại tá Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP, Trưởng đoàn sĩ quan trẻ BĐBP Việt Nam; Trung tá Sắc-lít Phị-chít, Phó Cục trưởng Cục BĐBP, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Lào, Trưởng đoàn sĩ quan trẻ BĐBP Lào đồng chủ trì tọa đàm.
"Từng đoàn quân tiến bước, giữa mây trời ngút ngàn/ Giữ non sông, bằng những trái tim Việt Nam, non sông Việt Nam". Đó là những câu hát các thành viên trong đội hình tuần tra BĐBP Việt Nam ngân vang trên mọi nẻo đường trong đợt tuần tra song phương do Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Khăm Muồn (Lào) tổ chức.
Sau gần 1 năm thực hiện Quy tắc ứng xử văn hóa trong BĐBP Hà Giang, cán bộ, chiến sĩ các đơn vị đã vận dụng linh hoạt nội dung quy tắc, các chuẩn mực xử sự trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội, phát huy được nét đẹp văn hóa, phong trào thi đua thực hiện văn hóa công sở. Cùng với đó, xây dựng nếp sống văn hóa, chuẩn mực và đạo đức nghề nghiệp, phong cách quân nhân, góp phần phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới.
Tối 17/8, ĐồnBiênphòngSơnVĩ, BĐBP Hà Giang phối hợp với Đoàn Quỹ thiện nguyện sinh viên thuộc Trung tâm tình nguyện Quốc gia, mạng lưới tình nguyện Quốc gia miền Nam; UBND xã SơnVĩ, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học SơnVĩ tổ chức Chương trình “Biên cương vui hội trăng rằm” cho các cháu thiếu nhi trên địa bàn xã SơnVĩ, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
Bằng nhiều giải pháp thiết thực và tinh thần vào cuộc quyết liệt, huyện vùng cao, biên giới Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đang tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong công cuộc xóa bỏ hủ tục, xây dựng đời sống mới văn minh.
Sau cữ rét đậm kéo dài, buổi trưa trời bất chợt hửng nắng. Cảnh vật bỗng rực rỡ như vừa thay áo mới. Tôi đã được nhìn thấy ảnh ông trong khung kính đặt trên bàn thờ nhà Đại tá Ngô Văn Xuân, con trai út của ông. Nét mặt ông nghiêm trang có vẻ như hơi hà khắc, song nhìn vào ánh mắt ông, vẫn sâu thẳm nét đôn hậu, độ lượng và bao dung.
Để thể hiện sự kính trọng, tưởng nhớ và tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, từ sáng sớm ngày 25/7, các cơ quan, đơn vị trong BĐBP Hà Giang đã đồng loạt treo cờ rủ; tổ chức cho bộ đội xem truyền hình trực tiếp Lễ viếng, Lễ truy điệu và không tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hội thi, hội thao.
Do ảnh hưởng của bão, từ sáng 23/7 đến ngày 24/7, khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, cục bộ có nơi trên 300mm.
Ngày 21/7/1954, Pháp đã buộc phải ký Hiệp định Genève (Thụy Sĩ) về đình chỉ chiến tranh, khôi phục hòa bình ở Đông Dương, bãi bỏ quyền cai trị của người Pháp, công nhận nền độc lập của ba quốc gia Việt Nam, Lào và Campuchia, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. 70 năm đã qua, nhưng tinh thần Hiệp định Genève vẫn luôn có giá trị đối với thực tiễn công tác ngoại giao trong tình hình hiện nay.