Hải đoàn Biên phòng 28, BĐBP thành phố Hải Phòng tổ chức thành công Hội thi "Dân vận khéo"
Trong 2 ngày 19 và 20/9, Hải đoàn Biên phòng 28 và BĐBP thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thi "Dân vận khéo" năm 2023.
Trong 2 ngày 19 và 20/9, Hải đoàn Biên phòng 28 và BĐBP thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thi "Dân vận khéo" năm 2023.
Bộ phim “Cuộc chiến không giới tuyến” bắt đầu khởi chiếu từ ngày 11/9/2023, hứa hẹn sẽ mang tới cho khán giả một câu chuyện vừa kịch tính vừa dung dị, chân thực và giàu cảm xúc về những người lính canh giữ biên cương.
Ngày 31/8, sau khi hoàn thiện các thủ tục pháp lý, Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, BĐBP Hà Giang đã bàn giao các đối tượng trong vụ án mua bán người cho Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Giang tiếp tục điều tra làm rõ.
Kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2023), từ ngày 25 đến 27/7, các đơn vị BĐBP tiếp tục triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời tổ chức thăm hỏi, tặng quà thương binh, gia đình chính sách trên địa bàn khu vực biên giới.
Chiều 18/7, bão số 1 đã đi vào đất liền khu vực phía Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, từ chiều 18/7, ở khu vực Đông Bắc, Việt Bắc có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, cục bộ có nơi trên 300mm. Hiện tại, các địa phương đang triển khai các phương án ứng phó với mưa lũ sau bão số 1.
Ngay khi có thông tin về bão số 1 (bão Talim), Bộ Chỉ huy BĐBP thành phố Hải Phòng đã xây dựng 1 kế hoạch, ban hành 4 công điện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chủ động các biện pháp phòng, chống bão.
Qua 12 năm thực hiện Chỉ thị số 124-CT/QUTW ngày 31/3/2011 của Thường vụ Quân ủy Trung ương về “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục chính trị (GDCT) trong giai đoạn mới” (gọi tắt là Chỉ thị 124) và 10 năm thực hiện Đề án “Đổi mới công tác GDCT ở đơn vị trong giai đoạn mới” (gọi tắt là Đề án), Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, BĐBP Hà Giang đã triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tự giác học tập chính trị cho bộ đội, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Kỷ niệm Ngày Thương binh-Liệt sĩ năm ấy, khi đang là học viên Trường Đại học Biên phòng, tôi rủ người bạn đồng hương, cùng đơn vị đi viếng nghĩa trang liệt sĩ thị xã Sơn Tây. Lúc đầu, cậu bạn có vẻ khá ngạc nhiên vì lời đề nghị này. Nhưng sau khi nghe tôi thuyết phục về một việc làm tri ân, nhiều ý nghĩa, anh bạn đồng ý.
Vốn là một căn cứ địa cách mạng, những năm gần đây, A Nông đã thay da đổi thịt, là xã biên giới đầu tiên hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện biên giới Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Ký ức của tôi về xã Bắc Xa, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn là những con đường đất gập ghềnh, ổ trâu, ổ gà nối tiếp nhau, xóc đến nảy người. Sau gần 20 năm quay trở lại, vùng biên giới này “thay da đổi thịt” hoàn toàn với những tỷ phú người Tày, Nùng, Sán Chỉ...
Đóng quân nơi địa đầu Tổ quốc với nhiều khó khăn vất vả, Thiếu tá Vừ Mí Chứ, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Đồng Văn, BĐBP Hà Giang luôn kiên trì, nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong công tác giáo dục chính trị (GDCT), Thiếu tá Vừ Mí Chứ luôn tìm tòi cách làm hay, góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.
Chương trình Giao lưu sĩ quan trẻ Biên phòng Việt Nam - Lào lần thứ 2 diễn ra từ ngày 26 đến ngày 30/6 tại tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An (Việt Nam) là hoạt động đối ngoại biên phòng có ý nghĩa sâu sắc, góp phần tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau của sĩ quan trẻ Biên phòng Việt Nam - Lào. Trước thềm chương trình giao lưu, phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc phỏng vấn Đại tá Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng (BĐBP).
Những năm qua, bằng tình yêu với nghề báo cùng trách nhiệm của người lính, những người làm báo quân hàm xanh đã vượt qua khó khăn, vất vả, dám đi vào những vấn đề nóng bỏng và mũi nhọn của cuộc sống, góp phần đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với cán bộ, chiến sĩ Biên phòng và đồng bào các dân tộc.
Hiện, mỗi năm, BĐBP nhận đỡ đầu gần 3.000 cháu và nhận nuôi 359 cháu có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực biên giới trong Chương trình “Nâng bước em tới trường-Con nuôi đồn Biên phòng”. Thực tiễn đã chứng minh, đây là chủ trương đúng đắn của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP; thể hiện tính nhân văn sâu sắc, là tình cảm, sự tri ân của người lính Biên phòng hướng về đồng bào các dân tộc nơi biên giới, hải đảo. Chương trình góp phần củng cố, tăng cường mối quan hệ đoàn kết, gắn bó máu thịt giữa BĐBP với nhân dân; xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ là con em đồng bào dân tộc thiểu số.
Phát huy tinh thần “Tuổi cao chí càng cao, nêu gương sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, những năm qua, cùng với các tầng lớp nhân dân trên cả nước, người cao tuổi (NCT) luôn đồng hành cùng BĐBP tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp sức tích cực vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Từ lâu, những “cây đại thụ” của buôn làng đã trở thành “người gác cửa” biên giới, thức, ngủ cùng với BĐBP để giữ gìn sự bình yên nơi biên cương Tổ quốc.