Trong thời đại công nghệ 4.0, việc nắm bắt thông tin, giao lưu, tương tác với nhau diễn ra vô cùng thuận tiện. Không gian mạng là vô hạn trong trí tuệ con người, tuy nhiên, ở góc nhìn nào đó, nó cũng rất mong manh, biến không thành có, thiện thành ác, người "sành điệu" thành kẻ ngu ngơ. Câu chuyện của kẻ phạm tội lẫn nạn nhân trong vụ án mua bán người xảy ra trên địa bàn biên giới tỉnh Gia Lai gần 1 năm trước đã minh chứng điều đó.
Trong 2 ngày 19 và 20/4, Đoàn phúc tra số 2 của Bộ Tư lệnh BĐBP do Thiếu tướng Phùng Quốc Tuấn, Phó Chính ủy BĐBP làm trưởng đoàn tiến hành phúc tra kết quả khắc phục tồn tại, hạn chế sau kiểm tra toàn diện công tác Biênphòng năm 2022 đối với Bộ Chỉ huy BĐBP Đắk Lắk.
Trên vùng núi cao giáp biên giới Lào của tỉnh Quảng Nam, có những ngôi làng thuộc 4 xã vùng cao khu 7 vốn nghèo khó. Nhưng gần 10 năm trở lại đây, đời sống người dân đã khởi sắc khi cửa khẩu được mở; cây lúa nước và các cây trồng đặc sản như sâm ba kích, đẳng sâm đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân vùng cao.
Khi cả nước hân hoan đón chào năm mới thì các cán bộ, chiến sỹ ĐồnBiênphòng Ia O, BĐBP Gia Lai vẫn đang chắc tay súng canh gác, bảo vệ bình yên cho người dân vui Xuân.
Theo quy định, pháo nổ là mặt hàng cấm, do vậy, các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ các mặt hàng này sẽ bị xử lý hình sự khi bảo đảm yếu tố định lượng với khung hình phạt có thể nói là rất nặng. Đối với địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, việc vận chuyển những “quả bom hẹn giờ” như thế này cũng chưa bao giờ là chuyện đơn giản, bởi “hàng rào” an ninh luôn được siết chặt trên mọi cung đường. Vận chuyển đã khó mà khi bị bắt lại phải đối diện với mức án nghiêm khắc. Vậy, tại sao “cục xương khó gặm” này vẫn luôn là “miếng mồi béo bở” của bọn tội phạm, để rồi cứ “đến hẹn lại lên”, năm hết, pháo lại “nổ” trên đường biên giới?…
Được hình thành sau ngày huyện Ia H’drai (tỉnh Kon Tum) được chia tách thành lập, xã Ia Tơi là một trong những địa phương sở hữu nhiều điều mới và lạ nhất. Bên cạnh địa giới hành chính kéo dài từ Đông sang Tây của huyện, với 5 thôn được bố trí theo một trục dọc, đoạn biên giới đi qua xã Ia Tơi mặc dù chỉ khoảng 9,3km, nhưng lại có sự chung tay, góp sức của 3 đồnBiênphòng.
Trong cái nắng gay gắt miền biên cương những ngày đầu tháng 9, chúng tôi có dịp cùng cán bộ, chiến sĩ ĐồnBiênphòng cửa khẩu A Đớt, BĐBP Thừa Thiên Huế đến thăm nhân dân bản Ka Lô, huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông của nước bạn Lào. Trước mắt chúng tôi là những ngôi nhà san sát và màu xanh của những nương ngô, vườn dứa bạt ngàn - minh chứng cho mồ hôi, công sức và sự sẻ chia của những người lính quân hàm xanh nơi đây đã xây đắp nên tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt trên biên giới Việt Nam - Lào.
Thật ra, Suối Cát là cái tên gợi nhớ một thời lính Biênphòng (BP) sống đơn độc giữa đại ngàn mênh mông. Ngày đó, địa giới hành chính của xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum còn kéo dài đến tận con sông SêSan (tiếp giáp tỉnh Gia Lai), mà nếu “cắt” theo đường thẳng thì chim phải bay đến... hai nhịp mới tới. Sau ngày chia tách thành lập huyện mới Ia H’Drai, các khu dân cư bắt đầu hình thành thì Đồn BP Suối Cát được đổi tên thành Đồn BP Ia Đal. Nói như thế để thấy, cùng với các Đồn BP trong tuyến, những người lính Đồn BP Ia Đal chính là công dân đầu tiên của huyện mới Ia H’Drai.
Lịch sử cho thấy, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, hai dân tộc Việt Nam và Campuchia luôn có mối quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống tốt đẹp, luôn hết lòng giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau. Trên dọc dài biên giới các tỉnh Tây Nguyên từ cột mốc ba biên trên vùng ngã ba Đông Dương (Kon Tum) đến chốt kiểm soát 470, thuộc ĐồnBiênphòng (BP) Bu Cháp, BĐBP Đắk Nông, mối tình tốt đẹp đó được duy trì ở mọi cấp độ; từ ngoại giao cấp nhà nước, các cấp chính quyền, đến đối ngoại quốc phòng, an ninh, ngoại giao nhân dân, hai bên luôn dành cho nhau tình cảm vô tư, trong sáng nhất. Điều này càng được thể hiện đậm nét khi đối diện với những mối hiểm họa đến từ tự nhiên, đặc biệt là “cuộc chiến” chống đại dịch Covid-19 đang diễn ra hết sức căng thẳng hiện nay…
Trong tổng số hơn 80km đường biên giới tiếp giáp giữa hai tỉnh Gia Lai (Việt Nam) và Ratanakiri (Vương quốc Campuchia), thì có 19,6km đường biên giới trên sông thủy điện SêSan. Đây có thể nói là khu vực năng động bậc nhất trên đoạn biên giới tiếp giáp giữa hai tỉnh nhờ vào điều kiện tự nhiên, cư dân phát triển, trong đó, điểm nhấn chính là cặp cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (Việt Nam) - Ô Za Đao (Campuchia) cùng nhiều đường mòn dân sinh và lối mở “vắt qua” con sông thủy điện. Dù sông SêSan có lúc vơi lúc đầy, mối quan hệ giữa hai dân tộc Việt Nam - Campuchia vẫn luôn sáng trong như ngọc…
Phà 8, dốc Bò, ngã ba Suối Đôi là những địa danh nằm trên cung đường tuần tra biên giới do ĐồnBiênphòng (BP) Ia Chía, BĐBP Gia Lai quản lý. Đây cũng là một trong những điểm cuối của con sông SêSan trước khi “uốn mình” trên ghềnh đá chảy sang đất bạn Campuchia.
Là lực lượng có “tuổi đời” còn rất trẻ, song, có thể nói, ngay sau ngày thành lập, PhòngPhòng chống ma túy và tội phạm (PCMT&TP), BĐBP Kon Tum đã nhanh chóng khẳng định sức nặng của “quả đấm thép” trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trên biên giới. Đã từng xuất hiện nhiều nỗi lo về nguy cơ trở thành điểm nóng an ninh trật tự, nhất là tội phạm ma túy xuyên quốc gia và mua bán, vận chuyển pháo cấm qua biên giới, nhưng bằng nỗ lực, quyết tâm cao, sự nhanh nhạy, sắc sảo về mặt nghiệp vụ đã giúp những người lính PCMT&TP từng bước chuyển hóa địa bàn, khiến cho giới tội phạm trên vùng ngã ba Đông Dương bao phen “thất kinh bạt vía”.
Chiều nghiêng bóng nắng, dừng chân bên “dòng sông năng lượng” SêSan phân chia địa giới hành chính giữa 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai trên đường biên giới để cảm nhận không gian thật vắng lặng, tôi thực sự ngỡ ngàng. Chỉ vài năm trước đây thôi, cũng tại cung đường này, khi mùa khô đến là bắt đầu nhộn nhạo những hoạt động vi phạm quy chế biên giới, mua bán, vận chuyển pháo cấm, vi phạm lâm luật... “Gió đã đổi chiều” khi tấm chắn thép của người lính Biênphòng (BP) được gia cố bền vững, biên giới lại trở về với nguyên bản của mình, bình yên đến vô tận...
Với địa hình núi cao chon von, vực sâu thăm thẳm, nên xã A Xan, huyện Tây Giang được xem là “cổng trời” của tỉnh Quảng Nam. Đến bây giờ, cuộc sống của đồng bào Cơ Tu, Tà Riềng bớt phần vất vả, khó khăn khi có sự chung tay của những người lính Biênphòng. Xuân này, tình quân dân đoàn kết tạo nên hơi ấm cho sắc hoa nở thắm, chồi non lộc biếc nảy mầm và tinh thần phấn khởi để bắt đầu một năm mới với biết bao hy vọng.
Năm 2021 đánh dấu một năm đầy biến động và nhiều thách thức đối với đất nước ta. Đặc biệt, sự bùng phát của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP, cán bộ, chiến sĩ BĐBP đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác Biênphòng. Dưới đây là 10 sự kiện Biênphòng nổi bật năm 2021 do Báo Biênphòng bình chọn.