Giữa miền biên thẳm xa, ánh điện thấp thoáng bên trong những điểm chốt Biênphòng (BP) cũng làm lòng người ấm lại. Chỉ mới hơn một năm trước đây, đi dọc tuyến biên giới trên vùng ngã ba Đông Dương (tỉnh Kon Tum), trải nghiệm cuộc sống và điều kiện công tác với lính BP trên các điểm chốt phòng chống dịch Covid-19, mới thấy những khó khăn, thiếu thốn mà họ phải đối mặt mỗi ngày. Có lẽ, chính điều đó đã thôi thúc, hâm nóng quyết tâm của Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Kon Tum trong việc đẩy nhanh “tiến độ” triển khai xây dựng các điểm chốt kiểm soát, phòng, chống dịch Covid-19 trên đường biên giới theo mô hình “Chốt BP vững mạnh toàn diện”…
Trong 2 ngày 9 và 10-1, nhiều hoạt động nổi bật của Chương trình Đồng hành cùng phụ nữ biên cương được triển khai tại huyện Đăk Glei và Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum), đánh dấu mở đầu cho Chương trình Đồng hành cùng phụ nữ biên cương năm 2022 trên biên giới tỉnh Kon Tum.
Gần 5 năm qua, BĐBP Kon Tum đã thực hiện có hiệu quả mô hình cán bộ Biênphòng là người dân tộc thiểu số (DTTS) hỗ trợ các hộ gia đình DTTS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở khu vực biên giới. Đến nay, mô hình này đã tạo điều kiện cho đồng bào các DTTS nghèo được tiếp cận những cách làm kinh tế mới, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.
2 năm qua, dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp đã làm nhiều người thất nghiệp, nhiều gia đình trở nên khó khăn, khốn đốn. Nhân dân ở khu vực biên giới cũng không phải ngoại lệ, nhưng với trợ lực của cán bộ Biênphòng người dân tộc thiểu số (DTTS) mà đồng bào ở biên giới tỉnh Kon Tum luôn vững tâm phát triển kinh tế. Chuyện đồng bào dần thoát nghèo bền vững ngay cả trong mùa dịch là “trái ngọt” của BĐBP Kon Tum “gieo” trong nhiều năm qua với mô hình cán bộ Biênphòng là người DTTS.
Trải qua những ngày khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hộ gia đình nghèo như ông A Liên, ở thôn Giang Lố 1, xã SaLoong, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum đã từng bước ổn định được cuộc sống nhờ có sự vào cuộc dìu dắt của những người lính ĐồnBiênphòng (BP) SaLoong, BĐBP Kon Tum. Năng suất lúa nhà A Liên giờ đây đã tăng lên gấp 6 lần. Được chứng kiến niềm vui của cả người trao và người nhận, chúng tôi gọi đó là “cánh đồng mơ ước”…
Nói là cánh đồng nhưng thực ra chỉ khoảng 4.000m2 đất chuyển đổi từ cây lúa nương sang trồng lúa nước. Với nhà nông “chính hiệu” thì việc chuyển đổi như thế là cực kỳ đơn giản. Song, đối với hộ gia đình nghèo như ông A Liên, ở thôn Giang Lố 1, xã SaLoong, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum thì đó là quá trình thay đổi từ không đến có. Trong vòng tay dìu dắt của những người lính ĐồnBiênphòng (BP) SaLoong, BĐBP Kon Tum, năng suất lúa nhà A Liên giờ đây đã tăng lên gấp 6 lần. Được chứng kiến niềm vui của cả người trao và người nhận, chúng tôi gọi đó là “cánh đồng mơ ước”…
Việc tiếp nhận số người lao động, học tập ở các tỉnh, thành phố phía Nam trở về địa phương sau một thời gian dài tạm dừng lưu thông là vô cùng cần thiết, vừa giảm áp lực cho “vùng đỏ”, vừa gỡ khó cho dòng người mắc kẹt lâu ngày do phải áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Mặc dù vậy, ở chiều ngược lại, các địa phương có người trở về phải vận dụng một cách chặt chẽ, linh hoạt ở các tầng, nấc từ tỉnh, huyện, xã đến tổ dân phố, thôn làng và hộ gia đình, bởi nguy cơ lây lan dịch bệnh từ số người “hồi hương” là rất cao. Ở địa bàn biên giới tỉnh Kon Tum nói chung, vùng ngã ba Đông Dương nói riêng, “mắt lưới” chặn dịch đã được tăng dày trên cả hai hướng trọng điểm...
Bản lĩnh chính trị, trình độ, trí tuệ, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng được thể hiện ở chỗ, luôn vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức trong bối cảnh thế giới, khu vực có nhiều diễn biến rất nhanh, phức tạp, khó lường, Trong giai đoạn hiện nay, Đảng luôn hiện diện, lãnh đạo, định hướng, động viên tinh thần toàn Đảng, toàn dân, toàn quân quyết tâm chiến thắng đại dịch.
Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, ngay từ đầu tháng 2-2020, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biênphòng (BĐBP) đã quán triệt và triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ nhiều biện pháp phòng, chống dịch (PCD). Không chỉ sử dụng lực lượng tại chỗ, hàng ngàn cán bộ, chiến sỹ (CB,CS), hàng trăm phương tiện từ tuyến sau đã được điều động, tăng cường cho biên giới. Theo “tiếng kêu sơn hà nguy biến”, BĐBP đã tiên phong, lập phòng tuyến, bịt kín tuyến biên giới đất liền, bờ biển.
Trong đợt dịch Covid-19 bùng phát trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam vừa qua, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh như: Tiến hành xét nghiệm, điều trị bệnh nhân Covid-19, cách ly tập trung, vận chuyển và tiêm Vaccine phòng Covid-19, khử trùng, tẩy độc, hỗ trợ vật chất, kinh phí, tổ chức gian hàng 0 đồng giúp người nghèo....
Tuy vẫn còn đó những khó khăn, vất vả, nhưng cùng với ý chí, quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, cán bộ, chiến sĩ (CBCS) BĐBP trên tuyến đầu phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 vẫn kiên cường bám trụ nơi biên giới, với tinh thần lạc quan và niềm tin vào tương lai, mọi khó khăn sẽ vượt qua, dịch bệnh sẽ được đẩy lùi.
Ngày 2-7-2021, Trung tướng Đỗ Danh Vượng, Chính ủy BĐBP đã ký Quyết định số 33/QĐ-BĐBP về việc tặng Bằng khen cho 62 tập thể và 118 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19.
Thật khó để hình dung, trên điểm cao gần 1.000m so với mực nước biển nằm trên vùng ngã ba Đông Dương, những người lính Biênphòng (BP) cắm chốt bảo vệ biên giới, phòng chống xuất, nhập cảnh trái phép, phòng chống dịch bệnh Covid-19 lại có thể bám trụ vững vàng trong điều kiện khó khăn đến như vậy. Cũng đã gần 4 mùa mưa-nắng đi qua, bỏ lại sau lưng những nhọc nhằn, luôn vượt quá lằn ranh của sức chịu đựng, những người lính BP trên các điểm chốt đã có thể sống khỏe, sống tốt để tiếp tục khẳng định vai trò “lá chắn thép” trên đường biên giới…
Hiện nay, các đơn vị BĐBP nói chung, BĐBP các tỉnh phía Nam nói riêng đều đang thực hiện nhiệm vụ “kép”, vừa quản lý, bảo vệ biên giới, vừa phòng, chống dịch (PCD) Covid-19, chống xuất, nhập cảnh (XNC) trái phép và chống buôn lậu. Vì vậy, có một sự kiện đặc biệt đã diễn ra ở một vị trí đặc biệt, đó là việc tổ chức trao quyết định thăng quân hàm, nâng lương cho cán bộ BĐBP ngay trên các chốt PCD trên biên giới.
Có thể nói, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là một “Ngày hội đặc biệt” trong lịch sử nước ta, với nhiều dấu ấn. Một trong những dấu ấn đặc biệt ấy chính là lần đầu tiên tổ chức bầu cử tại các tổ, chốt kiểm soát phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 trên biên giới, hải đảo...