Ngày 27/5, đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau, Bộ Tư lệnh BĐBP đã dự Lễ ra quân Chiến dịch "Thanh niên tình nguyện Hè" năm 2023 tại Đất Mũi, Cà Mau; thăm cán bộ, chiến sĩ ĐồnBiênphòng Rạc Gốc, BĐBP Cà Mau.
Những vườn cam vàng trĩu mùa sai quả nằm trên vùng biên viễn là sự khởi nghiệp của nhiều thanh niên dân tộc thiểu số trẻ, nhưng nhờ được kết nối từ một thủ lĩnh Đoàn đầy nhiệt tâm và nhiều ý tưởng, họ đã làm cho vùng biên viễn này ngày càng giàu đẹp hơn.
Với phương châm “Giúp dân là tự giúp chính mình”, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ (CB, CS) BĐBP Cao Bằng đã không quản ngại khó khăn, luôn kề vai sát cánh, hết lòng giúp đỡ nhân dân xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội… Những việc làm đó đã góp phần giúp nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới từng bước vươn lên làm chủ cuộc sống ấm no.
Dòng nước mát lành chảy xối xả vào cánh đồng giúp mùa màng bội thu đã mang tới niềm vui lớn cho bà con dân tộc Bru-Vân Kiều ở xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Người dẫn nước về, không ai khác đó chính là những người lính quân hàm xanh của ĐồnBiênphòngLàngMô, BĐBP Quảng Bình. Các anh đã mang nguồn nước sạch tới với ruộng đồng để gặt lấy niềm tin yêu của nhân dân khu vực biên giới.
Trong 2 ngày 20 và 21/5, tuổi trẻ BĐBP Quảng Bình đã phối hợp với tuổi trẻ địa phương tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng chiến dịch “Thanh niên tình nguyện hè” năm 2023.
Nhiều năm qua, đồng bào các dân tộc trên địa bàn xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk luôn đồng hành cùng BĐBP giữ gìn an ninh biên giới bằng những hoạt động phối hợp thiết thực. Nhờ đó, ý thức, trách nhiệm chung tay bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia của người dân xã vùng biên ngày càng nâng cao, góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh chinh trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Nhiều năm qua, đồng hành cùng những người lính quân hàm xanh trên các cung đường biên giới tỉnh Cao Bằng, Hà Giang là các thế hệ già làng, trưởng bản và đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới. Họ chính là những “người lính không biên chế” luôn gắn bó cùng BĐBP trong tuần tra, bảo vệ đường biên, cột mốc.
Tỷ lệ vi phạm pháp luật giảm, không có hiện tượng lôi kéo tham gia hoạt động tôn giáo trái phép, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luôn được giữ vững. Đó là kết quả của sự nỗ lực không mệt mỏi đưa pháp luật vào cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ ĐồnBiênphòngLàngMô, BĐBP Quảng Bình trong những năm qua.
Từ nguồn vốn Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tương Dương hỗ trợ, ĐồnBiênphòng Nhôn Mai, BĐBP Nghệ An trích thêm quỹ đơn vị triển khai một số mô hình sinh kế quân dân kết hợp với mục đích giúp các hộ gia đình nghèo phát triển kinh tế. Bước đầu thực hiện, các hộ gia đình có công ăn việc làm, thu nhập ổn định, yên tâm bám bản làng, sát cánh cùng BĐBP bảo vệ đường biên, mốc quốc giới, đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn.
Để giúp đồng bào nơi biên giới nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật, những năm qua, BĐBP Nghệ An đã triển khai thực hiện nhiều phong trào, hoạt động thiết thực, góp phần làm thay đổi cả về ý thức và hành vi chấp hành pháp luật của người dân, tạo ra diện mạo mới cho bản làng vùng biên nơi đây.
Chiều 25/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và Tỉnh đoàn Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình phối hợp triển khai thực hiện các hoạt động giai đoạn 2019-2022, ký kết Chương trình phối hợp giai đoạn 2023-2027.
Những năm qua, tình trạng đồng bào người Mông Nghệ An di cư trái phép sang Lào đã làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế trên địa bàn biên giới. Hệ lụy của di cư đã làm cho nhiều hộ gia đình rơi vào hoàn cảnh không nhà cửa, không đất sản xuất. Sau thời gian di cư trái phép trở về, họ trở thành những người ở tạm trên chính bản làng của mình.
Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là bước đầu tiên của quá trình hình thành ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, Bộ Quốc phòng đã triển khai toàn diện, đồng bộ các nội dung Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng QĐND tham gia công tác PBGDPL, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (gọi tắt là Đề án 1371) phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc thù của các cơ quan, đơn vị. Nhờ đó, công tác PBGDPL đã có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng bài bản và đi vào nền nếp; ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân ngày càng được nâng cao.
Nhiệt tình, năng nổ, xung kích, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, đó là những phẩm chất cao quý của người Đội trưởng Vận động quần chúng, ĐồnBiênphòng cửa khẩu cảng Quy Nhơn, BĐBP Bình Định - Trung úy Lê Công Bằng. Sinh ra và lớn lên tại miền đất giàu truyền thống cách mạng ở xã Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, với tình yêu màu xanh áo lính, cùng ước mơ được trở thành sĩ quan Biênphòng, chàng thanh niên Lê Công Bằng đã không ngừng quyết tâm, phấn đấu để đạt được hoài bão của mình.
Thoắt ẩn thoắt hiện giữa những cánh rừng cao su dưới chân núi Phượng Hoàng, quốc lộ 19 đi qua cặp cửa khẩu quốc tế (CKQT) Lệ Thanh (Việt Nam) và Ozadao (Campuchia) là cửa ngõ thông thương quan trọng bậc nhất trên vùng tam giác phát triển. Gần nửa thế kỷ qua, ẩn chứa trên cung đường này là những nốt thăng trầm trong tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Campuchia, ở đó có cả những thuận lợi và thử thách đan xen. Lịch sử là con đường bất tận để kết nối quá khứ với tương lai, nhưng ở “thì hiện tại”, chỉ một thoáng trải nghiệm ngắn ngủi thôi cũng đủ để cảm nhận tình đất, tình người trên biên giới…