"Nâng bước các em học sinh nghèo vùng biên đến trường là để tạo dựng nguồn lực tại chỗ để mai sau các cháu cùng BĐBP bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xây dựng khu vực biên giới vững mạnh" - với tâm niệm đó, những người lính Biênphòng trên các tuyến biên giới đã dành sự quan tâm đặc biệt cho cháu học sinh dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn biên giới.
Trong 2 ngày, 18-19/9, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thi Dân vận khéo năm 2023. Tham gia hội thi có 8 đội đến từ các đơn vị cơ sở trong BĐBP tỉnh.
Những tiếng “ê a” đánh vần trong ánh đèn đêm của điểm trường vùng biên giới làm không gian rộn rã dần lên. Lớp học đặc biệt ban đêm miền biên viễn ấy dành cho các chị, các mẹ người đồng bào và cả những người Lào theo học.
Nhìn trên bản đồ, biên giới chỉ là những nét vẽ ngắt khúc. Nhưng để có những nét vẽ đó, máu xương, mồ hôi, công sức của ông cha ta đã đổ xuống trong suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, để tạo nên hình dáng Việt Nam hôm nay. Trên dọc dài biên giới, những cột mốc quốc gia được làm bằng đá hoa cương, trên có gắn quốc huy của Việt Nam và nước láng giềng mang ý tưởng dáng hình cây tre sừng sững trên đỉnh cao hay dưới khe sâu, bên sông rộng, giữa rừng già... hàm chứa trong mình những câu chuyện đầy ý nghĩa về truyền thống lịch sử cha ông ta giữ đất biên cương và sự hy sinh không gì so sánh được của quân dân nơi đây đã làm nên những “khiên thép trấn biên”.
Với phương châm “Trao con chữ, truyền hy vọng”, năm 2022 và 2023, triển khai kế hoạch của Bộ Tư lệnh BĐBP về thực hiện Dự án “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường” giai đoạn 2021-2030, BĐBP Sóc Trăng đã chỉ đạo các đồnBiênphòng phối hợp với địa phương rà soát các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn khu vực biên giới biển để đề xuất cấp trên hỗ trợ. Đây là một hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc, tạo điều kiện, giúp đỡ những em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh có cơ hội để tiếp tục thắp sáng ước mơ được đến trường cùng với bạn bè đồng trang lứa, qua đó, thể hiện tình cảm gắn bó máu thịt giữa BĐBP với nhân dân trên địa bàn khu vực biên giới biển.
Phát triển văn hóa đọc nhằm nâng cao dân trí, góp phần xóa bỏ hủ tục, đồng thời bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Với vai trò và tầm quan trọng ấy, tỉnh Lai Châu đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ” và Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng”... Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về vai trò của sách, tri thức; ý nghĩa của văn hóa đọc đối với sự phát triển của xã hội.
Từ nhỏ, em Lương Văn Dậu, sinh năm 2005, người dân tộc Khơ Mú, bản Piêng Luống, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An đã gặp nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Nhờ được cán bộ, chiến sĩ ĐồnBiênphòng Nhôn Mai, BĐBP Nghệ An nhận đỡ đầu theo chương trình “Nâng bước em tới trường”, cậu học trò nghèo có cơ hội vươn lên học tập, hiện thực hóa giấc mơ “đặc biệt” từ thuở nhỏ.
Trong 2 ngày 11-12/9, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh BĐBP do Thiếu tướng Trần Hải Bình, Phó tham mưu trưởng BĐBP làm Trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác pháp chế và cải cách hành chính tại BĐBP tỉnh Gia Lai.
Nhân dịp khai giảng năm học mới 2023-2024, các đơn vị BĐBP đã cử cán bộ đến dự khai giảng và trao tặng nhiều phần quà cho các nhà trường, học sinh trên khu vực biên giới.
Năm 2013, tình hình mua bán, vận chuyển ma túy qua biên giới tỉnh Sơn La có nhiều diễn biến phức tạp. Đặc biệt, trên tuyến biên giới giáp tỉnh Hủa Phăn (Lào), bọn tội phạm ma túy đã hình thành các đường dây mua bán, vận chuyển ma túy từ các tỉnh Bắc Lào qua thị xã Sầm Nưa đến các bản giáp biên giới thuộc huyện Sốp Bâu, Mường Ét, Xiềng Khọ (Lào), sau đó, tìm cách đưa ma túy vào Việt Nam tiêu thụ. Trước tình hình trên, Bộ Chỉ huy BĐBP Sơn La và Công an tỉnh Hủa Phăn đã xây dựng kế hoạch phối hợp đấu tranh, ngăn chặn các đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới.
Ra đời trong khói lửa chiến tranh, tuy gặp nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng các thế hệ cán bộ, chiến sĩ (CB, CS) Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) - BĐBP Đắk Lắk ngày nay luôn gắn bó với biên giới, không tiếc máu xương, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Điển hình là các đơn vị như ĐồnBiênphòng Ea H’Leo và ĐồnBiênphòng Sê Rê Pôk...
Những năm qua, khu vực biên giới đã được Đảng, Nhà nước và các địa phương quan tâm, đầu tư phát triển về nhiều mặt, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, do những điều kiện về địa lý tự nhiên, phong tục, tập quán, nên khu vực biên giới còn nhiều vấn đề bất cập, yếu kém so với các địa bàn khác như: hệ thống chính trị cơ sở nhiều địa phương chưa thực sự vững mạnh, có những tổ chức đảng và đảng viên trong vùng đồng bào dân tộc vừa mỏng, vừa yếu; còn nhiều thôn bản chưa đủ đảng viên để thành lập chi bộ; công tác phát triển đảng viên là người dân tộc khó khăn; đội ngũ cán bộ cơ sở ở một số địa phương chưa đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ...
5 năm qua, các tổ chức công đoàn BĐBP đã đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, tập hợp đoàn viên, người lao động tham gia các hoạt động an sinh, các phong trào thi đua. Qua đó, góp phần xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, hoạt động tự chủ, kiến tạo môi trường dân chủ, minh bạch cho đoàn viên công đoàn phát huy sức lao động sáng tạo, bảo đảm mọi quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. Dưới đây là những gương mặt công đoàn viên tiêu biểu trên các lĩnh vực công tác của Công đoàn BĐBP.
Chính khách Hun Manet, ngôi sao sáng nhất trên vũ đài chính trường Campuchia hiện tại, người được đông đảo các tầng lớp nhân dân Campuchia mong chờ nhất đã chính thức được Quốc vương Norodom Sihamoni sắc phong làm Thủ tướng Campuchia nhiệm kỳ Quốc hội khóa VII ngày 7/8. Và ngày 22/8, Quốc hội Campuchia đã bầu ông Hun Manet làm Thủ tướng mới của nước này với sự nhất trí của toàn bộ các nghị sỹ.
Hiệp định bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại vùng ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ) dự kiến ấn định thời điểm mở ký vào tháng 9/2023. Trong thắng lợi mới của các nỗ lực ngoại giao và chủ nghĩa đa phương này, Việt Nam đã thể hiện rõ nét tinh thần chủ động, tích cực, có trách nhiệm trong vấn đề toàn cầu.