Nhiều năm qua, BĐBP Hà Tĩnh đã tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình “Nâng bước em tới trường - Con nuôi đồnBiênphòng”, Dự án “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường”, qua đó, đã góp phần giúp đỡ cho hàng trăm em học sinh nghèo có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn được đến trường học tập, rèn luyện để ngày một tiến bộ, trưởng thành, hướng đến thành công trên con đường tương lai phía trước.
Quản lý gần 24km đường biên giới thuộc địa bàn 2 xã Lũng Nặm, Cải Viên (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) với 9/21 xóm biên giới, từ khi thành lập đến nay, cán bộ, chiến sĩ ĐồnBiênphòng Lũng Nặm, BĐBP Cao Bằng (tiền thân là Đồn Công an nhân dân vũ trang Nặm Nhũng) luôn chắc tay súng, sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ nhân dân, bảo vệ địa bàn. Cùng với đó, đơn vị luôn phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng nắm chắc tình hình, giữ vững an ninh trật tự khu vực biên giới.
Trở về sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cả hai người phụ nữ ấy vẫn tỏa sáng như đóa Pơ lang bên dãy Chư Pông. Theo chế độ mẫu hệ của người Jrai, mặc dù con cái sinh ra đều mang họ mẹ, nhưng khi lựa chọn bầu một người vào ngôi vị già làng, “lá phiếu” thường nghiêng về ứng cử viên là đàn ông. Chính vì vậy, với những ngôi làng suy tôn người phụ nữ làm già làng, chắc chắn “người mẹ tinh thần” ấy phải hết sức đặc biệt. Từ nhiều năm qua, bên dãy núi Chư Pông, thuộc địa bàn biên giới huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, có hai nữ già làng, mỗi người một phong thái nhưng luôn nhận được “chỉ số tín nhiệm” tuyệt đối trong đời sống cộng đồng...
Thực hiện lời dạy của Bác về việc “an dân”, hàng chục năm qua, BĐBP Trà Vinh đã và đang tích cực phối hợp, tham mưu cho chính quyền địa phương phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đời sống văn hóa và nông thôn mới, giảm nghèo bền vững cho nhân dân ở khu vực biên giới biển.
Là người nhiệt huyết và có trách nhiệm, ông Tráng Lao Lử luôn gương mẫu, đi đầu trong mọi công việc chung của cộng đồng nhằm xây dựng bản Lao Khô 1 ngày càng phát triển, giữ vững an ninh trật tự.
“Ông Cao Xuân Xiêm, sinh năm 1961, người dân tộc Chứt, hiện đang nuôi đàn bò 80 con, là người mở đường làm kinh tế hộ gia đình ở vùng biên giới xã Dân Hóa. Ông có người con trai học bác sĩ, bây giờ đang làm Trưởng trạm y tế xã. Tấm gương của gia đình ông Xiêm đã truyền cảm hứng cho nhiều gia đình khác ở trong vùng làm theo”.
Nhìn trên bản đồ, biên giới chỉ là những nét vẽ ngắt khúc. Nhưng để có những nét vẽ đó, máu xương, mồ hôi, công sức của ông cha ta đã đổ xuống trong suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, để tạo nên hình dáng Việt Nam hôm nay. Trên dọc dài biên giới, những cột mốc quốc gia được làm bằng đá hoa cương, trên có gắn quốc huy của Việt Nam và nước láng giềng mang ý tưởng dáng hình cây tre sừng sững trên đỉnh cao hay dưới khe sâu, bên sông rộng, giữa rừng già... hàm chứa trong mình những câu chuyện đầy ý nghĩa về truyền thống lịch sử cha ông ta giữ đất biên cương và sự hy sinh không gì so sánh được của quân dân nơi đây đã làm nên những “khiên thép trấn biên”.
Bộ phim “Cuộc chiến không giới tuyến” bắt đầu khởi chiếu từ ngày 11/9/2023, hứa hẹn sẽ mang tới cho khán giả một câu chuyện vừa kịch tính vừa dung dị, chân thực và giàu cảm xúc về những người lính canh giữ biên cương.
Chiều 5/9, tại Hà Nội, Trung tâm phim truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức họp báo ra mắt bộ phim “Cuộc chiến không giới tuyến”. Thiếu tướng Lê Xuân Sang, Phó cục trưởng Cục Tuyên huấn Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; Thiếu tướng Văn Ngọc Quế, Phó Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Tư lệnh BĐBP đã đến dự.
Ngày 2/9, ĐồnBiênphòng Lũng Cú, BĐBP Hà Giang tổ chức Lễ thượng cờ, chào cờ tại Cột cờ quốc gia Lũng Cú nhân dịp kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam.
Sáng 28/8, thông tin từ ĐồnBiênphòngKỳKhang (BĐBP Hà Tĩnh) cho biết, sau nhiều giờ nỗ lực, khoảng 5 giờ sáng 28/8, các lực lượng và bà con ngư dân đã tìm thấy thi thể ngư dân Trần Quang Trung, bị mất tích khi đang khai thác hải sản trên biển.
5 năm nay, ĐồnBiênphòng Tam Quang, BĐBP Nghệ An đã thành lập một tổ thợ xây sẵn sàng giúp đỡ người dân xây dựng nhà cửa, các công trình công cộng và công trình phụ trợ. Việc làm này hoàn toàn miễn phí, xuất phát từ tình cảm và trách nhiệm của người lính mang quân hàm xanh.
Công tác giáo dục chính trị (GDCT), tư tưởng là bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng, mặt hoạt động cơ bản của công tác Đảng, công tác chính trị, có ý nghĩa quyết định đến việc xây dựng Quân đội nói chung, BĐBP nói riêng. Nhận thức được điều đó, những năm qua, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Thừa Thiên Huế luôn chú trọng đẩy mạnh, đổi mới công tác GDCT, tư tưởng và chất lượng chính trị của đơn vị, từ đó, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”.
Sau 5 năm bị bán sang xứ người, nhờ sự giúp đỡ của lực lượng chức năng nước sở tại, Tổ chức Rồng Xanh và BĐBP Việt Nam, Hồ Thị Thanh (dân tộc Pa Cô, trú tại huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) đã trở về với người thân của mình. Suốt thời gian sống trong “địa ngục trần gian”, gần như đêm nào, Thanh cũng khóc vì cuộc sống đầy tủi nhục. Ngày hôm nay, Thanh cũng khóc, nhưng là những giọt nước mắt hạnh phúc được đoàn tụ cùng gia đình.
Qua 12 năm thực hiện Chỉ thị số 124-CT/QUTW ngày 31/3/2011 của Thường vụ Quân ủy Trung ương về “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục chính trị (GDCT) trong giai đoạn mới” (gọi tắt là Chỉ thị 124) và 10 năm thực hiện Đề án “Đổi mới công tác GDCT ở đơn vị trong giai đoạn mới” (gọi tắt là Đề án), ĐồnBiênphòng Sơn Vĩ, BĐBP Hà Giang đã triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tự giác học tập chính trị cho bộ đội, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.