Với gần 30 năm gắn bó, Thiếu tá Lý Văn Hướng, cán bộ quân y ĐồnBiênphòng Pa Ủ, BĐBP Lai Châu luôn tâm niệm: “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”. Mỗi cung đường anh đi qua, mỗi câu chuyện đẹp về tình quân - dân được kể như những nốt vui trong bản nhạc mùa Xuân nơi biên cương.
Những năm qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư hỗ trợ cho đồng bào các dân tộc ở Lai Châu, trong đó có đồng bào La Hủ. Các chính sách đã đảm bảo phủ kín mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, góp phần làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, trong đó có đồng bào dân tộc La hủ; một số cơ sở hạ tầng thiết yếu đã được đầu tư, đời sống của người dân từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, một cách tổng thể, đời sống của đồng bào La Hủ vẫn còn rất nhiều khó khăn và đứng trước nguy cơ bị mai một.
Bằng uy tín và sự gương mẫu của mình, ông Chu Xé Lù, người Hà Nhì, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã biên giới Thu Lũm, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đã bền bỉ vận động con cháu, nhân dân tham gia tự quản đường biên, cột mốc. Ông cũng là nhân tố tích cực trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế gia đình làm mẫu cho các hộ dân khác làm theo.
Thời gian qua, công tác phối hợp giữa Bộ Tư lệnh BĐBP và Hội Nông dân Việt Nam đã phát huy có hiệu quả trong việc giúp nhân dân ở khu vực biên giới phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Những việc làm thiết thực đó góp phần xây dựng nền biênphòng toàn dân, “thế trận lòng dân” vững chắc ở khu vực biên giới; đồng thời, không ngừng lan tỏa hình ảnh cao đẹp, phẩm chất cao quý Bộ đội Cụ Hồ, người chiến sĩ mang quân hàm xanh trong lòng nhân dân.
“Nước Việt Nam là một khối thống nhất về mặt dân tộc, lịch sử và kinh tế, và không một lực lượng nào trên thế giới có thể chia cắt được Việt Nam”. Đây là khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Diễn từ tiệc chiêu đãi ở Bêôgrát (Nam Tư)”, Báo Nhân dân đăng trên số 1248, ngày 8/8/1957. Tinh thần đoàn kết toàn dân tộc đã giúp chúng ta vượt qua những thách thức, cam go của lịch sử, đánh thắng các kẻ thù xâm lược, bảo vệ và xây dựng đất nước đi lên CNXH. Thế nhưng, các thế lực thù địch chống phá Việt Nam lại không mong muốn điều đó, họ luôn ra sức tung hô, cổ xúy cho các hành vi kích động bạo lực, gây hận thù dân tộc, chia rẽ đồng bào lương giáo, ngăn cách đồng bào các dân tộc thiểu số, phá vỡ sự kết nối giữa lòng dân với ý Đảng.
Nước ta hiện có khoảng 13 triệu người cao tuổi. Cùng với các tầng lớp nhân dân, người cao tuổi, người có uy tín trong cộng đồng luôn đồng hành cùng BĐBP xây dựng và giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nhiều người cao tuổi đã trực tiếp tham gia và vận động có hiệu quả người dân tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, vùng biển của Tổ quốc.
Thực hiện quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, những năm qua, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân. Trong đó, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật được đẩy mạnh để người dân có nhận thức đúng đắn, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo đúng pháp luật.
Sáng nay, 17/8, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên chính thức Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh BĐBP lần thứ XIV. Đại hội vinh dự đón Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tới dự và phát biểu chỉ đạo, định hướng hoạt động công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong thời gian tới. Báo Biênphòng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn.
“Chúng tôi đánh giá rất cao vai trò của cán bộ Biênphòng (BP) tăng cường cho cấp ủy xã biên giới của địa phương. Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, người dân và sự giúp sức của cán bộ, đảng viên BĐBP, khu vực biên giới Mường Tè đã có những đổi thay rõ rệt, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện và nâng lên một mức, hệ thống chính trị cơ sở được củng cố, an ninh trật tự đảm bảo”. Đó là chia sẻ của đồng chí Lý Anh Hừ, Bí thư Huyện ủy Mường Tè, tỉnh Lai Châu khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo BP.
Nghệ sĩ múa Pờ Nhù Nu là người dân tộc Hà Nhì ở bản Mé Gióng, xã KaLăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Với sự cố gắng không biết mệt mỏi, chị luôn phấn đấu để trở thành một nghệ sĩ tài năng, cống hiến hết mình cho nghệ thuật múa Việt Nam, góp phần quảng bá, lưu giữ bản sắc văn hóa độc đáo nơi miền núi cao của tỉnh Lai Châu.
Những ngày này, trên khắp nẻo biên cương, hải đảo của Tổ quốc, đất trời đang chuyển mình, chuẩn bị bước sang mùa Xuân mới. Trên các công trình chiến đấu, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 25, Bộ Tham mưu BĐBP vẫn đang nỗ lực cao độ, hăng say lao động với quyết tâm hoàn thành các hạng mục công trình đảm bảo chất lượng, tiến độ đề ra.
Vượt lên trên những khó khăn của một huyện nghèo, trình độ dân trí thấp, giao thông cách trở, có những tộc người thuộc diện đặc biệt khó khăn như: Cống, Mảng, La Hủ, Si La..., những năm qua, phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở huyện biên giới Mường Tè, tỉnh Lai Châu được ví như “luồng gió mới” góp phần thắt chặt tình đoàn kết các dân tộc và hình thành nếp sống văn minh, lành mạnh nơi biên giới.
Dân tộc La Hủ là 1 trong 4 tộc người nằm trong chính sách bảo tồn đặc biệt của Chính phủ cũng là giữ gìn sự phong phú, đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, giúp người La Hủ có cuộc sống ấm no hơn trước đây. Dân số tăng lên dường như dễ dàng hơn giữ lại chút vốn văn hóa đã bị mai một, hiện đang rất thiếu và yếu ớt.
Đường sá xa xôi, đi lại khó khăn, thông tin hạn chế, nhưng ở nhiều nơi vốn được coi là “vùng lõm” trên biên giới, tỷ lệ cử tri tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đạt mức 100%. Đồng bào La Hủ, Đan Lai, Chứt, Rục, Mày… đã tự tay bỏ lá phiếu bầu cho đại biểu đủ tài và tâm huyết, góp phần làm đổi thay quê hương biên giới.
Cuộc sống đã bước sang trang mới đối với Lê Văn Thìn và Lê Phi Lăng khi được cán bộ, chiến sĩ ĐồnBiênphòng cửa khẩu A Đớt và ĐồnBiênphòng cửa khẩu Hồng Vân, BĐBP Thừa Thiên Huế nhận làm con nuôi. Bằng tình thương và trách nhiệm, những người lính Biênphòng đã yêu thương, chăm sóc 2 đứa trẻ. Câu chuyện về con nuôi của đồnBiênphòng trên dải Trường Sơn như bài ca gọi mùa Xuân về…