Thời gian qua, thực hiện Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2023, các đơn vị BĐBP trên cả nước đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú bổ ích như: Duy trì thường xuyên hoạt động “Chống rác thải nhựa” trong Chương trình “Hãy làm sạch biển”; “Ngày Chủ nhật xanh”; thăm, tặng quà các cháu học sinh trong Chương trình “Nâng bước em tới trường – Con nuôi đồnBiênphòng”; “Tiếp sức mùa thi”; tổ chức “Học kỳ quân đội”; hướng dẫn, tập huấn kỹ năng phòng, chống đuối nước cho các em học sinh khu vực biên giới, bờ biển…
Cung đường này không được định lượng bằng những con số, dù nó đích thị là cuộc chạy marathon vượt chướng ngại vật. Và cũng như vận động viên thể thao, ở đó lính Biênphòng (BP) phải chuẩn bị kỹ càng cả về tâm lý, thể lực, lẫn kỹ chiến thuật để về đích theo đúng lộ trình đã vạch ra. Được trải nghiệm những thành quả ngọt ngào trong công tác tăng gia sản xuất của người lính giữa vùng biênIaPnôn khô khát, tôi càng thấm thía hơn sức mạnh, lòng quyết tâm của họ trong những “bước chạy” rất dài để chinh phục cung đường đến với “ốc đảo xanh”…
Ngày 16/5, đoàn công tác Tổng cục Hậu cần do Thiếu tướng Hà Như Lợi, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm, kiểm tra công tác hậu cần tại Bộ Chỉ huy BĐBP Gia Lai và ĐồnBiênphòngIaPnôn. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo chỉ huy các cục, cơ quan chuyên môn trực thuộc Tổng cục Hậu cần, lãnh đạo Cục Hậu cần BĐBP.
Nằm trên vùng giáp ranh giữa hai xã Ia Nan và IaPnôn, huyện Đức Cơ, thác Jrai Glong là một trong những ngọn thác đẹp nhất của tỉnh Gia Lai vẫn giữ được nét hoang sơ nguyên bản. Jrai Glong trong tiếng Jrai có nghĩa là thác cao, được UBND huyện Đức Cơ xác định là một trong 4 điểm du lịch trọng tâm từ nay đến năm 2030. Thế mạnh du lịch thì vẫn đang ở dạng tiềm năng chưa được khai thác, tuy nhiên, bên ngọn thác nguyên sơ này từ lâu đã hiện hữu sức sống mãnh liệt, đong đầy giá trị của tình đất, tình người…
Tâm lý thoải mái phấn khởi trong bầu không khí tràn đầy niềm tin - đó là cảm nhận của chúng tôi tại các xứ đạo, điểm nhóm sinh hoạt Tin lành trên địa bàn biên giới tỉnh Gia Lai khi đón lễ Giáng sinh năm nay. Điều này cũng dễ hiểu, bởi sau 3 năm chống chọi với đại dịch Covid-19, với các biện pháp phòng, chống hết sức khắt khe, giờ đây mọi hoạt động đều đã trở lại trạng thái bình thường.
Nạn tảo hôn trong cộng đồng người dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới Tây Nguyên nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng, mặc dù đã được khống chế, song vẫn có lúc gia tăng bất thường. Nếu nói do thiếu thông tin, trình độ nhận thức kém của đám trẻ nơi đất làng thì chưa hẳn, bởi đây là lứa tuổi “tiên phong” nhất trong tiếp cận công nghệ 4.0. Thậm chí, đây còn là tác nhân khiến cho nạn tảo hôn diễn ra sớm hơn do trẻ con sớm làm “chuyện người lớn” khi thường xuyên “làm bạn” với những trang đen trên không gian mạng. Vậy nguyên nhân do đâu?
Cách đây 55 năm (ngày 24/6/1967), Việt Nam và Campuchia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Sự kiện đầy ý nghĩa này đã ghi dấu trang sử mới trong quan hệ hai nước. Hơn nửa thế kỷ qua, lãnh đạo và nhân dân hai nước luôn khẳng định quyết tâm cùng vun đắp mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, hợp tác song phương, phát triển toàn diện và bền vững lâu dài… (Samaki là chữ của Campuchia, hiểu theo tiếng Việt là đoàn kết).
Nói một cách hình tượng, sau ngày được chia tách thành lập từ xã IaPnôn cũ (tháng 10/1991), xã biên giới Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai mang dáng dấp của một “chàng dũng sĩ” đang… chìm trong giấc ngủ. Với tổng diện tích tự nhiên hơn 90km2, nguồn lực dồi dào nhờ điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, nhưng do xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, nên phải mất gần 1/3 thế kỷ, “chàng dũng sĩ” Ia Nan mới thực sự tỉnh giấc, vươn mình lớn mạnh. Hơn 30 năm chinh phục những thử thách, Ia Nan hôm nay đã thắm xanh một dải đất biên thùy…
Dẫu cuộc gặp gỡ đã diễn ra cách đây gần 15 năm về trước, nhưng tôi vẫn nhớ như in nụ cười thật hiền trên gương mặt người lính ấy và ánh mắt tràn đầy niềm tin của những bệnh nhân phong sống ở làng Tang, xã Ia Chia, huyện Ia Grai (Gia Lai). Thật thấm thía khi ai đó nói rằng, chẳng cần cho nhau sự cao sang mà chỉ cần tấm lòng cũng đủ sưởi ấm những mảnh đời bất hạnh.
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, một hệ thống chốt kiểm soát trên biên giới Việt Nam - Campuchia nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng được hình thành, nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan qua biên giới.
Trong đời sống cộng đồng người dân tộc thiểu số Jrai từ ngàn xưa đến nay, già làng luôn đóng vai trò hết sức quan trọng. Với uy tín của mình, họ vừa là người cha (mẹ) tinh thần, chuyên cáng đáng những công việc đại sự của làng, vừa là vị “trọng tài” anh minh, phân xử cái đúng cái sai, người thắng, kẻ thua trong các vụ tranh chấp, mâu thuẫn. Ngày nay, mọi mặt đời sống đều được đặt trong sự vận hành chặt chẽ trơn tru của bộ máy Nhà nước, mọi công dân đều sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, nhưng vai trò của già làng vẫn rất đậm nét trong đời sống cộng đồng…
Trẻ vị thành niên kết hôn, sinh con đẻ cái, để rồi “oằn vai” gánh vác trách nhiệm của người làm cha, làm mẹ khi chưa đến tuổi trưởng thành, kéo theo hệ lụy của sự tụt hậu, kéo dài suốt cả một thế hệ. Chưa nói đến những thiếu hụt về trí tuệ và thể chất, việc kết hôn theo kiểu “đốt cháy giai đoạn” khiến cho các cặp vợ chồng trẻ con khó có một tương lai sáng sủa. Cha mẹ tảo hôn, sinh con ra từ nương rẫy, chưa kịp lớn, con đã phải bước theo “dấu chân” của người đi trước trong cái vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo khiến lời ru càng buồn hơn trên nương rẫy...
Đầu tháng 3 -“mùa con ong đi lấy mật”, tôi có dịp trở lại Tây Nguyên. Trong hành trình đi dọc theo cung đường tuần tra biên giới, đến các đồn, các tổ chốt Biênphòng đang làm nhiệm vụ trên biên giới đầy nắng, gió mới hiểu được sự quyết tâm, nghị lực của người lính nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19...
Chiều 18-1, Thiếu tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh BĐBP cùng đoàn công tác Bộ Tư lệnh BĐBP, lãnh đạo Ngân hàng Vietinbank thăm, làm việc với Bộ Chỉ huy BĐBP Gia Lai.
Trong những năm gần đây, công tác dân vận của các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn biên giới tỉnh Gia Lai được triển khai một cách đa dạng, phong phú. Nhiều mô hình giúp dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội quy mô nhỏ lẻ nhưng có sức lan tỏa rộng lớn, không chỉ tạo thêm động lực trong xây dựng nông thôn mới, mà còn gắn kết ý chí, hành động giữa quân với dân, làm đẹp hơn nét đẹp tình người trên biên giới.