So với các địa phương khác nằm trong khu vực biên giới của tỉnh Gia Lai, xã IaO, huyện Ia Grai có khá nhiều lợi thế để phát triển. Bên cạnh điều kiện tự nhiên thuận lợi với nền đất đỏ bazan màu mỡ, khả năng tích hợp tốt, hệ thống sông ngòi, thủy lợi, nguồn nước ngầm đa dạng phong phú, rất phù hợp đối với các loại cây trồng, xã IaO còn sở hữu chuỗi lợi thế đến từ các công trình thủy điện trên “dòng sông năng lượng” Sê San, rất có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch và thương mại dịch vụ… Với nguồn lực như thế, xã biên giới IaO từng bước “chuyển mình” từ vùng trắng đến vùng nông thôn mới (NTM).
Nếu cần tìm một chứng nhân nói về tình quân dân trên biên giới bên dòng Pô Cô thuộc xã IaO, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) thì đó chắc chắn phải là già làng Kloong - ông Rơ Châm Hloăk. Nói như thế là bởi, kể từ ngày còn “ngủ trên lưng mẹ” đến nay - đã hơn 72 “mùa rẫy” đi qua, già làng Rơ Châm Hloăk vẫn gắn bó với ngôi làng thân thương của mình. Và đặc biệt, ông chính là một trong những học viên đầu tiên của lớp học xóa mù chữ do ĐồnBiênphòngIaO, BĐBP Gia Lai tổ chức cách đây hơn 30 năm về trước. Với già làng Kloong, những câu chuyện về người lính Biênphòng luôn là những kỷ niệm đẹp nhất…
Khi cả nước hân hoan đón chào năm mới thì các cán bộ, chiến sỹ ĐồnBiênphòngIaO, BĐBP Gia Lai vẫn đang chắc tay súng canh gác, bảo vệ bình yên cho người dân vui Xuân.
Theo quy định, pháo nổ là mặt hàng cấm, do vậy, các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ các mặt hàng này sẽ bị xử lý hình sự khi bảo đảm yếu tố định lượng với khung hình phạt có thể nói là rất nặng. Đối với địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, việc vận chuyển những “quả bom hẹn giờ” như thế này cũng chưa bao giờ là chuyện đơn giản, bởi “hàng rào” an ninh luôn được siết chặt trên mọi cung đường. Vận chuyển đã khó mà khi bị bắt lại phải đối diện với mức án nghiêm khắc. Vậy, tại sao “cục xương khó gặm” này vẫn luôn là “miếng mồi béo bở” của bọn tội phạm, để rồi cứ “đến hẹn lại lên”, năm hết, pháo lại “nổ” trên đường biên giới?…
Cách đây 55 năm (ngày 24/6/1967), Việt Nam và Campuchia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Sự kiện đầy ý nghĩa này đã ghi dấu trang sử mới trong quan hệ hai nước. Hơn nửa thế kỷ qua, lãnh đạo và nhân dân hai nước luôn khẳng định quyết tâm cùng vun đắp mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, hợp tác song phương, phát triển toàn diện và bền vững lâu dài… (Samaki là chữ của Campuchia, hiểu theo tiếng Việt là đoàn kết).
Địa bàn biên giới của tỉnh Gia Lai hiện có 48 thôn, làng thuộc 7 xã, 3 huyện là Ia Grai, Đức Cơ và Chư Prông, với tổng dân số 11.655hộ/49.120 khẩu, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 45,85%. Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp chính quyền và những đóng góp tích cực của các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn, bộ mặt nông thôn biên giới đã có những khởi sắc đáng kể.
Nạn mua bán người mặc dù chỉ mới xuất hiện và manh nha hình thành trên địa bàn biên giới tỉnh Gia Lai và Kon Tum, nhưng đã để lại nỗi đau, sự cùng quẫn đối với các nạn nhân, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của người dân trên các buôn làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Loại hình tội phạm nguy hiểm này đang ngày càng biến tướng, quy mô lan rộng, với nhiều thủ đoạn lừa đảo tinh vi. Để loại bỏ thứ ung nhọt mang tên “mua bán người”, sự cương quyết trong đấu tranh, phòng chống của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương các cấp chỉ mới là điều kiện cần chứ chưa đủ. Giải pháp căn cơ nhất vẫn chính là ý thức của thanh thiếu niên nơi đất làng, lứa tuổi có nguy cơ cao nhất…
Nhân dịp khai giảng năm học 2022- 2023, ngày 5/9, Bộ Chỉ huy và các đơn vị trực thuộc BĐBP Gia Lai đã tổ chức thăm, tặng quà các cháu học sinh trong chương trình “Nâng bước em tới trường-Con nuôi đồnBiênphòng” trên địa bàn 7 xã biên giới và mô hình “Bếp ăn tình thương” ở xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
Thời gian vừa qua, chiêu thức “việc nhẹ, lương cao” đã len lỏi đến các bản làng khu vực biên giới tỉnh Gia Lai và không ít người đã vỡ mộng ở xứ người. Sự quyết liệt của lực lượng BĐBP, chính quyền địa phương trong đấu tranh với tội phạm mua bán người đã trở thành chỗ dựa cho đồng bào các dân tộc trong việc phòng ngừa loại tội phạm hoạt động tinh vi này.
Chiều 1/8, Bộ Chỉ huy BĐBP Gia Lai tổ chức Hội nghị Tổng kết chuyên án về hoạt động mua bán người xảy ra trên địa bàn xã IaO, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai (Chuyên án GL622). Các đồng chí Rah Lan Chung, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai; Đại tá Đỗ Ngọc Cảnh, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP dự và phát biểu tại hội nghị.
Đây là 5 nạn nhân tiếp theo được hỗ trợ đưa về địa phương an toàn sau khi BĐBP Gia Lai tiếp nhận 2 công dân từ lực lượng Cảnh sát Biênphòng Campuchia trao trả trước đó vào ngày 3/7.
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, một hệ thống chốt kiểm soát trên biên giới Việt Nam - Campuchia nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng được hình thành, nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan qua biên giới.
Sau 5 năm triển khai Chương trình “Nâng bước em tới trường - Con nuôi đồnBiênphòng”, một ngày cuối tháng 3-2022, Thủ đô Hà Nội lại chào đón sự có mặt của 20 em học sinh, sinh viên được hỗ trợ trong chương trình đã nỗ lực vượt khó vươn lên, đạt thành tích học tập xuất sắc, tiêu biểu trong giai đoạn 2016-2021.
Xuất phát từ tình yêu thương, chia sẻ, BĐBP đã nhận đỡ đầu hàng nghìn em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực biên giới (KVBG). Không chỉ vậy, những người lính Biênphòng (BP) còn đón nhận nhiều trẻ em là người dân tộc thiểu số mồ côi cha, mẹ về chăm sóc, nuôi dưỡng tại đơn vị. Nghĩa cử cao đẹp của người lính BP đã và đang giúp cho nhiều em nhỏ vượt qua những gam “màu xám” trong cuộc sống để vươn lên, hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Là một trong những đơn vị có “tuổi đời” còn trẻ, đứng chân trên địa bàn được đánh giá tương đối phức tạp cả về điều kiện tự nhiên lẫn yếu tố con người, song, cán bộ, chiến sĩ ĐồnBiênphòng (BP) Ia Nan, BĐBP Gia Lai đã nỗ lực vượt khó, biến những điều bất lợi thành lợi thế để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.